Huyết áp cao là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ người mắc cao huyết áp ngày càng tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ. Vào năm 2000, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), thế giới có tới 972 triệu người bị huyết áp cao và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Huyết áp cao nguy hiểm ở chỗ nó thường diễn biến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại gánh nặng tàn phế.
Mọi người đều có và cần huyết áp. Nếu không có huyết áp, máu không tuần hoàn được trong cơ thể của con người. Nếu không có tuần hoàn máu, các cơ thể sống không nhận đủ oxy và dinh dưỡng để hoạt động theo nhu cầu. Huyết áp được hiểu nôm na là áp lực của dòng máu đi nuôi cơ thể. Huyết áp được tạo bởi là do sức co bóp hút - đẩy máu của tim và sự co giãn của thành mạch. Huyết áp còn bị chi phối nhiều bởi nhịp tim, các yếu tố gây co mạch, thể tích tuần hoàn. Nếu bạn là người khỏe mạnh, động mạch của bạn có tính đàn hồi.
Khi bạn đo huyết áp, có hai trị số huyết áp, ví dụ: 117/78 mmHg. Số ở trên hay số lớn hơn gọi là huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) phản ánh huyết áp của động mạch khi tim bóp. Số ở dưới hay số nhỏ hơn gọi là huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương) phản ánh huyết áp khi tim giãn ra trong một chu kỳ co bóp của quả tim. Bình thường, huyết áp của người lớn là dưới 20/80 mmHg. Khi huyết áp từ 120-139/80-89 được coi là “huyết áp bình thường - cao”. Nếu bạn là người lớn và huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn, bạn đã bị huyết áp cao. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, con số huyết áp của bạn tốt nhất là dưới 130/80 mmHg.
Nếu huyết áp của bạn cao hơn ngưỡng này, bạn đã bị coi là huyết áp cao và cần điều trị. Bác sỹ của bạn có thể cần phải đo huyết áp vài lần nữa trong một khoảng thời gian trước khi khẳng định bạn bị tăng huyết áp.
Có thể gọi huyết áp cao là một căn bệnh mãn mà mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là những người cao tuổi thì có tỷ lệ mắc sẽ cao hơn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cao huyết áp? Và phòng tránh như thế nào cho hiệu quả?
Hầu hết các trường hợp huyết áp cao đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới. Bên cạnh đó cũng có một số lý do khác như như: Tuổi tác, thừa cân, béo phì và ăn nhiều muối, ít rau quả, ít vận động...
Khoảng 90 - 95 % các trường hợp bị huyết áp cao là không có nguyên nhân trực tiếp (hay còn gọi cao huyết áp tiên phát). Có một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh huyết áp cao. Chúng được gọi là yếu tố nguy cơ.
Yếu tố di truyền.
Chế độ ăn uống.
Yếu tố tâm lý (stress)
Yếu tố bệnh lý.
Sử dụng thuốc tây bừa bãi.
Sử dụng chất kích thích.
Thừa cân và béo phì: Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.
Ăn nhiều muối: Làm tăng huyết áp ở một số người.
Hút thuốc lá: Gây co mạch và tăng xơ vữa.
Rượu: Uống rượu nặng và thường xuyên có thể gây tăng huyết áp đột ngột.
Thiếu vận động: Một cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân và làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
Stress: Nó được đề cập đến như một yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, mức độ stress rất khó đánh giá và thay đổi theo từng người.
Chủng tộc: Ví dụ: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp hơn người Capcasians, và có xu hướng tăng huyết áp sớm hơn và nặng hơn.
Di truyền: Huyết áp cao có xu hướng di truyền. Nếu bố mẹ hoặc những người thân của bạn bị huyết áp cao, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.
Tuổi: Nhìn chung, tuổi càng cao bạn càng dễ bị huyết áp cao. Huyết áp cao thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. Đàn ông thường bắt đầu bị tăng huyết áp từ 35 - 50. Phụ nữ có thể bị huyết áp cao sau mãn kinh.
Có khoảng < 10% số người bị huyết áp cao là do một bệnh hoặc yếu tố nào nào đó gây ra. Đây gọi là huyết áp cao thứ phát, hay huyết áp cao có căn nguyên. Khi bạn bị huyết áp cao xuất hiện sớm (khi còn trẻ) hoặc huyết áp cao rất khó khống chế thì cần tìm hiểu kỹ xem có nguyên nhân nào không.
Huyết áp cao rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Huyết áp cao thường diễn biến âm thầm và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận cơ thể của bạn và bằng nhiều cách. Huyết áp cao làm tăng gánh nặng cho tim và hệ thống động mạch của cơ thể. Tim phải làm việc với cường độ cao hơn trong một thời gian dài, nên nó có xu hướng to ra. Tim cũng phải giãn ra và thành tim bị dày lên để bù lại, nhưng nếu quá trình này diễn biến lâu ngày và vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến suy tim. Huyết áp cao cũng thúc đẩy và gây ra xơ vữa động mạch. Đây là một bệnh lý nguy hiểm dẫn tới nhiều biến chứng tim mạch (như tai biến mạch não; nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành mạn tính, bệnh động mạch chủ hoặc động mạch ngoại vi …) Bên cạnh đó, huyết áp cao còn có thể làm tổn thương thận và mắt.
Bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần.
Suy tim tăng 6 lần.
Đột quỵ tăng 7 lần.
Các biến chứng gây ra huyết áp cao có thể cấp tính, có thể âm thầm và do vậy không những nguy hiểm đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bạn.
Huyết áp cao đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Vào năm 2002, WHO đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê huyết áp cao là "kẻ giết người số 1". Nói cách khác, đối với người bị huyết áp cao, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với người không bị huyết áp cao. Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10mmHg đối với huyết áp tâm trương.
Các biến chứng thường gặp của huyết áp cao bao gồm: Các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành khác, suy tim...; các biến chứng về não như tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não); bệnh não do tăng huyết áp...; các biến chứng về thận như đái ra protein; suy thận...; các biến chứng về mắt, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa; các biến chứng về mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.
Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình.
Tăng cường ăn rau và trái cây.
Giảm ăn muối xuống dưới 5g/ngày.
Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Không hút thuốc, hạn chế rượu bia.
Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Mỗi người hãy nhớ số đo huyết áp của mình.
Sử dụng Tinh dầu thông đỏ Edally Hàn Quốc với 98% Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc nguyên chất để cân bằng huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim và mạch máu, hạn chế tình trạng giảm cholesterol, đảo ngược xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó còn có thể làm giảm việc máu đông và giảm nguy cơ đột quỵ.
Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH là đơn vị thuộc Hòa Bình Group - Đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thương hiệu Edally BH tại Việt Nam. Với uy tín trên thị trường và là nhà phân phối Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quôc chính hãng. Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH cam kết mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm với chất lượng cao, đúng giá niêm yết và sự chăm sóc tốt nhất cũng như những quyền lợi tốt nhất. Khi đặt hàng tại website: edallyhanquoc.vn quý khách hàng sẽ được tư vấn, giao hàng miễn phí với đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên, nhận quà tặng hấp dẫn và chăm sóc trong suốt thời gian sử sử dụng sản phẩm.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com