Suy tuyến giáp thường do 2 nhóm nguyên nhân chính: suy giáp nguyên phát do bệnh lý tuyến giáp hormone TSH tăng lên; suy giáp thứ phát xảy ra khi vùng dưới đồi hoặc tuyến yên sản xuất không đủ hormone.
Suy giáp là một dạng rối loạn chức năng xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ 2 hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, thần kinh ngoại biên, sức khỏe tâm thần, khả năng sinh sản…
Suy giáp diễn tiến âm thầm và khó nhận biết, nhưng có thể để lại các biến chứng không thể phục hồi. Các bất thường xảy ra tại tuyến giáp có thể tác động động tiêu cực đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
Chịu lạnh kém, tăng cân nhẹ, hạ thân nhiệt.
Trí nhớ giảm sút, trầm cảm.
Ăn không ngon, táo bón.
Mặt phù, thô, da nhănh; tóc khô, thưa, dễ gãy; lưỡi to.
Phụ nữ có thể bị rong kinh hoặc mất kinh thứ phát.
Nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim.
Thở nông, tần số chậm.
Đau mỏi khớp, cơ.
Giảm chức năng thận, giảm mức lọc cầu thận.
Thiếu máu, thiết sắt do giảm hấp thu sắt.
Có nhiều hội chứng suy chức năng tuyến giáp có liên quan đến nguyên nhân suy giáp. Suy giáp tiên phát bắt nguồn từ tuyến giáp, chiếm 90-95% các trường hợp. Trong khi suy giáp thứ phát chỉ chiếm 5-10%.
Teo tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến nhất.
Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto - Một dạng rối loạn tự miễn xảy ra khi cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và tiêu diệt nhầm tuyến giáp.
Nguyên nhân thứ phát sau điều trị cường giáp (tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone) bằng iốt phóng xạ có thể khiến các tế bào tuyến giáp bị bức xạ phá hủy, dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.
Việc thiếu iod trong chế độ ăn hằng ngày.
Xạ trị điều trị một số bệnh ung thư ở vùng đầu và vùng cổ (như ung thư hạch) có thể khiến các bức xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào tuyến giáp, gây suy giáp.
Một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, các bệnh tâm thần và ung thư có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến bệnh suy giáp.
Phẫu thuật tuyến giáp: Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp khiến lượng hormone tuyến giáp sẽ bị giảm hoặc thiếu hụt nghiêm trọng, dẫn đến suy giáp. Người bệnh cần bổ sung hormone tuyến giáp lâu dài cho cơ thể dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
Chế độ ăn uống thiếu hụt iốt nghiêm trọng khiến tuyến giáp không sản xuất được hormone thyroxine và triiodothyronine.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc suy giáp. Nếu không được điều trị, suy giáp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi; làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và tiền sản giật.
Suy giáp bẩm sinh: Xảy ra ở trẻ sơ sinh không có tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém.
Rối loạn tuyến yên (thường do khối u tuyến yên gây nên): Tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH), khuyến tuyến giáp không đáp ứng được hormone thyroxine và triiodothyronine mà cơ thể cần.
Rối loạn vùng dưới đồi: Vùng dưới đồi trong não không tạo ra đủ hormone thyrotropin-releasing (TRH), ảnh hưởng đến quá trình giải phóng TSH của tuyến yên.
Biểu hiện có thể xảy ra khi suy tuyến giáp là hạ canxi máu hay ảnh hưởng đến hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể.
Bệnh suy giáp có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào nhưng phổ biến hơn ở những người cao tuổi.
Phụ nữ trên 60 tuổi.
Rối loạn tự miễn.
Gia đình có người thân, cha mẹ hoặc ông bà mắc bệnh tự miễn.
Đã được điều trị xạ trị iod hoặc thuốc ức chế tuyến giáp.
Tiền sử chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên.
Đã từng phẫu thuật cắt tuyến giáp (hoặc một phần tuyến giáp).
Đã từng mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng qua.
Tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp (suy giáp) có thể gây nhiều hệ lụy đối với người bệnh.
Bướu cổ.
Bệnh tim: Suy giáp làm tăng nguy cơ suy vành.
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Trầm cảm.
Bệnh thần kinh ngoại biên: Gây yếu cơ, mất kiểm soát vận động.
Chứng phù niêm.
Vô sinh.
Dị tật bẩm sinh.
Hôn mê suy giáp: Thân nhiệt hạ, rối loạn hô hấp, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, cung lượng tim giảm.
Phương pháp điều trị suy giáp là dùng thuốc để bổ sung lượng hormone mà tuyến giáp không sản xuất đủ. Thuốc thường dùng là L-T4, một loại thuốc an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Sau một thời gian sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ cho kiểm tra máu để kiểm tra, từ đó điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Bệnh suy giáp rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Tuy vẫn có khả năng ngăn ngừa và điều trị nhưng một số trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi và cần phẫu thuật phức tạp.
Người bệnh suy giáp cần được điều trị sớm để tránh các biển chứng nặng khó hồi phục, việc điều trị cần theo đơn thuốc của bác sỹ. Do vậy, thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường là vô cùng cần thiết nhằm điều trị hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng của bệnh.
Chính vì sự nguy hiểm của căn bệnh này, mỗi chúng ta cần chủ động chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức đề kháng bằng việc ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên và bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng mỗi ngày như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm hay Hắc sâm....
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất miễn phí bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com