Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng.
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành của cả nước ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%.
Ngoài ra, tại kết quả điều tra cho thấy, có hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số lượng bệnh nhân cấp cứu theo các bác sỹ có sự gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ tuổi. Với các trường hợp trẻ tuổi, việc tuân thủ điều trị thường không được tốt như các bệnh nhân cao tuổi, do chủ quan nghĩ mình còn trẻ.
Những dấu hiệu phổ biến chung của bệnh đái tháo đường: Đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhanh cảm thấy đói, cảm thấy khát, sụt cân hoặc tăng cân không rõ nguyên do, thị lực thay đổi, đau tê cánh tay và bàn chân, vết thương lâu lành hoặc khó lành.
Tăng đường huyết ban đầu ở bệnh nhân đái tháo đường thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng, và nhiều người có thể không nhận biết được trong giai đoạn này. Tuy nhiên, có một số biểu hiện ban đầu có thể xuất hiện. Dưới đây là một số dấu hiệu mà người có thể chú ý:
Uống nhiều.
Ăn nhiều.
Đi tiểu nhiều.
Mệt mỏi.
Chuột rút.
Mặt đỏ.
Những biểu hiện này có thể xuất hiện một cách dần dần và không nhất thiết phải xuất hiện đồng thời. Nếu bạn nghi ngờ có các triệu chứng của tăng đường huyết, đặc biệt là nếu có yếu tố nguy cơ hoặc tiền sử gia đình, bạn nên thăm bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán đúng. Điều này giúp bắt đầu điều trị sớm và quản lý tốt hơn tình trạng đái tháo đường.
Các biểu hiện muộn của tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể xuất hiện khi tình trạng bệnh đã phát triển lâu dài và không được kiểm soát tốt. Dưới đây là một số dấu hiệu muộn của tăng đường huyết:
Sút cân.
Buồn nôn và nôn.
Đau bụng.
Các dấu hiệu mất nước (môi khô, da khô, véo da dương tính…).
Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.
Hơi thở có mùi xeton.
Rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đên hôn mê.
Những biểu hiện muộn này thường xuất hiện khi tình trạng đái tháo đường đã tiến triển lâu dài và cần sự chú ý đặc biệt từ phía bác sĩ để quản lý tốt và giảm thiểu các tác động tiêu cực lên sức khỏe tổng thể.
Cận lâm sàng của tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thường được đánh giá thông qua các phép đo và xét nghiệm chuyên sâu. Dưới đây là một số biểu hiện cận lâm sàng phổ biến:
Tăng đường máu mức độ vừa đến cao (> 14 mmol/l).
Đường niệu vừa đến cao.
Xeton niệu dương tính mạnh.
Xeton máu tăng, pH máu giảm (< 7,30).
Rối loạn điện giải.
Các biểu hiện và xét nghiệm trên giúp xác định tình trạng đái tháo đường và các biến chứng có thể xuất hiện, từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị và quản lý phù hợp.
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính do cơ thể không sản sinh được insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả dẫn đến đường trong máu tăng cao. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới, đang tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Đây là một trong 4 nhóm bệnh không lây nhiễm phổ biến thế giới cùng với bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mạn tính và bệnh ung thư. Tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm.
Bệnh tim mạch.
Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh).
Tổn thương thận (bệnh thận do đái tháo đường đường) hoặc suy thận.
Tổn thương mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc đái tháo đường), có khả năng dẫn đến mù lòa.
Làm mờ thủy tinh thể bình thường rõ ràng của mắt bạn (đục thủy tinh thể).
Các vấn đề về chân do dây thần kinh bị tổn thương hoặc lưu lượng máu kém có thể dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng, loét và trong một số trường hợp nghiêm trọng, phải cắt cụt chân.
Các vấn đề về xương khớp.
Nhiễm trùng răng và nướu.
Nhiễm toan ceton: Nhiễm toan ceton do đái tháo đường phát triển khi bạn không có đủ insulin trong cơ thể. Khi điều này xảy ra, đường (glucose) không thể đi vào tế bào của bạn để tạo năng lượng. Lượng đường trong máu của bạn tăng lên và cơ thể bạn bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng.
Tăng áp lực thẩm thấu máu: Khi đường máu không kiểm soát tốt, gây ra lợi niệu thẩm thấu. Nếu không được điều trị, trạng thái tăng nồng độ đường huyết do đái tháo đường có thể dẫn đến mất nước và hôn mê đe dọa tính mạng.
Nên thay đổi thời gian tiêm insulin và uống thuốc phù hợp với thời gian các bữa ăn: Nếu bệnh nhân đái tháo đường tiêm các mũi tiêm insulin với thời gian khá gần nhau có thể làm tăng nguy cơ hạ đường máu. Vì vậy, nên cố gắng để 2 lần tiêm insulin cách nhau tối thiểu 4 giờ.
Nên lựa chọn thực phẩm hạn chế gây tăng đường máu: Người bệnh đái tháo đường không cần phải kiêng tuyệt đối những loại thực phẩm như xôi, bánh chưng, miến dong hay những loại bánh mứt kẹo trái cây khác. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm này.
Nên giảm lượng tinh bột trong các bữa ăn chính: Trong các bữa chính chúng ta nên ăn vừa phải lượng thực phẩm tinh bột để đảm bảo duy trì tổng lượng tinh bột so với thường ngày. Tuy nhiên, không nên bỏ hoàn toàn lượng tinh bột trong các bữa ăn vì có thể là nguyên nhân gây hạ đường máu và khó kiểm soát đường máu.
Ăn thêm rau xanh: Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp hạn chế tăng đường máu hơn, nhưng các món ăn ngày Tết thường ít rau.
Hạn chế rượu bia: Uống nhiều rượu gây tăng đường máu, huyết áp và nhiều biến chứng khác.
Duy trì hoạt động thể chất: Người bệnh đái tháo đường nên cố gắng duy trì hoạt động thể chất thường xuyên. Đơn giản hơn bạn có thể đi bộ 15 phút sau các bữa ăn, duy trì đều đặn 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát đường máu tốt hơn.
Theo dõi đường máu thường xuyên hơn: Việc theo dõi đường máu sẽ giúp các bệnh nhân đái tháo đường có thể thay đổi chế độ ăn và liều thuốc phù hợp. Vì vậy có thể điều chỉnh liều insulin theo hướng dẫn của bác sỹ nếu đường huyết quá cao hoặc quá thấp.
Bổ sung thực phẩm chức năng: Các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tăng cường miễn dịch tốt phải kể đến như: Tinh dầu thông đỏ, Hắc sâm tỏi đen…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com