Các bạn không nên quá lo lắng và bi quan như vậy. Cần lạc quan và không chủ quan là được. Dưới đây edallyhanquoc.vn xin dẫn lời PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển - Khoa Nội Thận - Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trao đổi một số vấn đề như sau:
Câu trả lời là: Không.
Theo hướng dẫn KDIGO 2022, đa số người bệnh thận mạn (CKD) giai đoạn 1-3 không cần điều trị thay thế nếu được theo dõi sát và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Chỉ một phần nhỏ người bệnh tiến triển đến bệnh thận mạn giai đoạn 5 cần lọc máu hoặc ghép thận.
Bệnh thận mạn (CKD) là một quá trình tiến triển chậm, kéo dài hàng năm, thậm chí hàng chục năm. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh thận mạn cũng đều sẽ phải chạy thận hay ghép thận. Diễn tiến của bệnh rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Nguyên nhân gây bệnh thận: như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh cầu thận, thận đa nang, lupus… Mỗi nguyên nhân có mức độ tiến triển khác nhau. Mức độ tổn thương thận ban đầu: càng phát hiện sớm (khi eGFR >60 ml/ph/1.73m²), tiên lượng càng tốt.Khả năng kiểm soát các yếu tố nguy cơ: như huyết áp, đường huyết, mỡ máu, protein niệu.
Tuân thu điều trị và lối sống của người bệnh: đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Một số bệnh lý thận có nguy cơ cao tiến triển đến suy thận không hồi phục nếu không đưoc điều trị đúng và kịp thời:
Là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối tại Việt Nam và trên thế giới, có 40-50% bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nền là tiểu đường. DKD tiến triển âm thầm, không triệu chứng ro ràng, nhưng làm tổn thương cầu thận và ống kẽ.
Bao gồm IgA nephropathy, lupus nephritis, FSGS, viêm cầu thận màng, viêm cầu thận tiến triển nhanh...Có thể biểu hiện bằng tiểu máu, tiểu đạm kéo dài, phù, tăng huyết áp. Nếu không đưoc sinh thiết và điều trị đúng phác đồ, bệnh có thể tiến triển âm thầm đến xơ hóa cầu thận.
Là bệnh di truyền, xuất hiện nhiều nang ở cả hai thận, gây tăng kích thước thận và suy giảm chức năng than dần theo tuổi. Đến 50% bệnh nhân cần lọc máu ở tuổi 50-60 nếu không kiểm soát huyết áp và yếu tố tiến triển khác.
Ít được chú ý nhưng cũng là nguyenn nhân quan trọng, nhất là ở người dùng nhiều thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc.
Điều trị toàn diện và lien tục theo mô hình quản lý mạn tính.
Phối hợp đa chuyên khoa nếu cần: nội tiết, tim mạch, tiết niệu, dinh dưỡng.
Giáo dục bệnh nhân để tăng nhận thức, tuân thủ điều trị, nhận biết dấu hiệu cảnh báo.
Sử dụng thuốc bảo vệ thận đúng chỉ định: ACEi/ARB, SGLT2i, …(trong DKD), statin...
Bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần tự nhiên tốt cho thận như: Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và đặc biệt là Tinh dầu thông đỏ…
MLCT - eGFR <30 ml/phút/1.73m²,
Protein niệu ≥1g/24h hoặc ACR ≥300 mg/g,
Có biến chứng CKD (thiếu máu, toan máu, tăng K+, bệnh xương–thận),
Bệnh tiến triển nhanh (mất >5 ml/phút/năm).
Dưới đây là những lời khuyên thiết thực và khoa học dành cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn (CKD), được tổng hợp từ các hướng dẫn quốc tế (KDIGO, NKF) và kinh nghiệm lâm sàng thực hành:
Đo creatinin máu, ước tính eGFR và xét nghiệm albumin niệu (hoặc tỷ lệ ACR).
Tùy giai đoạn CKD mà lch theo dõi mỗi 1-2-3-6 tháng.
Theo dõi huyết áp, can nặng, phù, tiểu tiện bất thường.
Huyết áp mục tieu theo KDIGO 2021: <130/80 mmHg ở người có albumin niệu ≥30 mg/g.Ưu tiên nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ thận: ức chế men chuyển (ACEi) hoặc ức chế thụ thể angiotensin (ARB).
Chỉ số HbA1c mục tiêu: ~7.0%, tránh hạ đường huyết quá mức ở người lớn tuổi hoặc có bệnh phối hợp.
Ưu tiên su dụng nhóm thuốc có lợi cho thận như SGLT2i (dapagliflozin, empagliflozin).
Ăn nhạt: <5g muối/ngày.
Giảm đam ( thịt cá vv) khi CKD ≥ giai đoạn 3: khoảng 0.6-0.8g protein/kg/ngày (theo khuyến cáo NKF-KDOQI).
Tăng rau xanh, trái cay ít kali; hạn chế thực phẩm giàu photpho, kali (nếu có rối loạn điện giải).
Bỏ thuốc lá hoàn toàn. Tập thể dục đều đặn: 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần (trừ khi có chống chỉ định).
Hạn chế rưou bia, chất kích thích.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu kéo dài.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/dinh-duong-danh-cho-nguoi-benh-than-man-dieu-tri-bao-ton.html
NSAIDs (ibuprofen, diclofenac…) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm thận kẽ mạn. Thuốc nam, thuốc lá, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc cũng là nguy cơ gây tổn thương thận.
Tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Nguồn: PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển - Khoa Nội Thận - Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
KDIGO 2022 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of CKD. Kidney Int Suppl. 2022;12(1):1–115.
KDIGO 2021 Blood Pressure in CKD Guideline. Kidney Int. 2021;99(3S):S1-S87.
NKF KDOQI Clinical Practice Guideline for Nutrition in CKD: 2020 Update.National Kidney Foundation
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com