Hotline

0902158663
MENU
0
04/07/2024 - 9:03 PMedallyhanquoc.vn 195 Lượt xem

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não không được cung cấp máu do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ.

Đây là một tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người không phát hiện được chứng đột quỵ, khiến thời gian điều trị bị chậm trễ, dẫn đến tàn tật, rơi vào hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.

Ở nước ta, mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% trường hợp đột quỵ diễn tiến nghiêm trọng và tử vong (theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO).

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa, làm sao để giảm nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa, làm sao để giảm nguy cơ đột quỵ?

1. Đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não. Lúc này, não bộ không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và kéo theo không điều khiển các cơ quan khác hoạt động, có thể gây liệt nửa người, tay, chân, rối loạn ngôn ngữa. mất ý thức và có thể đi vào hôn mê... và nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì vùng não sẽ chết và người bệnh có thể tử vong.

2. Có những loại đột quỵ nào?

Đột quỵ là do một vùng não bị mất oxygen đột ngột do mạch máu bị ngưng tuần hoàn. Có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ nghẽn mạch máu do động mạch đến não bị thu hẹp hoặc bị chặn hoàn toàn bởi cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa mạch máu (ischemic stroke), chiếm phần lớn (80-90%) và đột quỵ vỡ mạch máu do mạch máu não bị vỡ hoặc biến dạng (hemorrhagic stroke), chiếm ít hơn (dưới 10%). Loại đột quỵ khác là TIA (cơn thiếu máu thoáng qua) cũng có thể coi là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch máu, nhưng cục máu đông sau đó lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại (nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua).

Đột quỵ là một quá trình phát triển bệnh từ từ, không có triệu chứng, đến một giai đoạn nhất định thì bùng phát như giọt nước tràn ly. Với đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke) thì quá trình này bắt đầu từ cao huyết áp không kiểm soát, cao mỡ, tiểu đường, và các yếu tố viêm như hút thuốc lá khiến mạch máu dần dần bị nghẹt. Với trường hợp vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke) cũng vậy, thường bắt đầu bằng cao huyết áp không kiểm soát, dẫn đến xơ vữa cứng động mạch làm dễ vỡ khi áp lực trong mạch máu quá lớn.

Khi não không nhận được đủ lượng máu cần thiết, các tế bào não không có đủ oxi và dưỡng chất để hoạt động và sẽ chết đi. Thời gian càng lâu, biến chứng của đột quỵ sẽ càng nặng nề.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường gặp ở những người lớn tuổi, hay nam giới hút thuốc lá uống nhiều rượu bia... hay những người mắc các bệnh lý về: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch máu ngoại biên… Ngoài ra, bệnh đột quỵ xảy ra còn do lối sống thiếu khoa học, lành mạnh, lười vận động, gây tăng cân, béo phì, ăn uống nhiều chất béo, gây dư thừa cholesterol, những người nghiện bia rượu, bia, hút thuốc lá, căng thẳng thần kinh, áp lực công việc lớn, cuộc sống buồn phiền… cũng là những nguyên nhân thường dẫn đến bệnh đột quỵ.

4. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ xảy ra

Trong một cơn đột quỵ, thời gian là yếu tố quyết định. Vì vậy, cần hết sức chú ý những dấu hiệu nhận biết để có thể kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu:

Biểu hiện trên mặt: Mặt tê liệt, miệng méo xuống một bên, nhân trung hơi lệch so với bình thường, nếp mũi và má bị rũ xuống. Bệnh nhân đột quỵ sẽ không thể mỉm cười nên có thể kiểm tra bằng cách nói bệnh nhân thử cười.

Cánh tay: Một bên cánh tay hoặc chân bị tê mỏi và yếu hơn bên kia, khó giữ thăng bằng. Hãy nói bệnh nhân thử nâng cả hai tay lên, nếu một cánh tay không thể nâng hoặc yếu hơn bên kia thì đó là biểu hiện của đột quỵ.

Lời nói: Không mở được miệng, môi lưỡi tê cứng hoặc khó mở miệng. Hãy nói bệnh nhân nói một câu xem có không nói được, nói lắp hoặc bị mất chữ so với lúc bình thường hay không.

Một số triệu chứng đột quỵ khác có thể bao gồm:

  • Thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hoặc mất thị lực hoàn toàn ở một bên mắt hoặc cả hai mắt.

  • Bị lú lẫn đột ngột, ví dụ đang nói chuyện đột nhiên thấy khó khăn khi nói hoặc hiểu ngôn ngữ.

  • Chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội một cách đột ngột.

  • Cảm thấy mệt mỏi khắp cơ thể.

  • Khó đi lại.

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa…

Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ xảy ra

Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ xảy ra

5. Thời gian “vàng” cấp cứu cho người đột quỵ

Người bị đột quỵ do tắc động mạch lớn nên mỗi phút có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất đi. Do đó, vấn đề quan trọng của cấp cứu đột quỵ là thời gian.

Đối với trường hợp thiếu máu não, từ khi khởi phát cơn đột quỵ đến 4,5 hoặc 6 giờ đầu là thời gian “vàng” để cấp cứu. 3 giờ đầu có thể coi là “thời gian kim cương” có thể phục hồi hoàn toàn. Nếu sau 6 giờ, việc điều trị tái thông mạch máu sẽ kém hiệu quả.

Trong vòng 4,5 giờ là áp dụng cho phương pháp sử dụng thuốc tan máu đông bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch rTPA.

Trong vòng 6 giờ là áp dụng cho phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối.

Qua cột mốc 6 giờ, người bệnh có thể rơi vào hôn mê sâu, bị tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong do mạch máu không được khai thông kịp thời.

Đối với trường hợp xuất huyết não thì phương pháp điều trị và hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ xuất huyết. Nhưng nguyên tắc chung vẫn là cấp cứu càng sớm càng tốt trong 03 giờ đầu tiên.

Hiện nay, mặc dù số người tử vong đã giảm xuống nhưng tỷ lệ tàn tật do đột quỵ vẫn còn rất cao. Một vài nguyên nhân có thể làm chậm trễ thời gian điều trị là:

Người nhà bệnh nhân không phát hiện kịp thời. Hoặc nếu phát hiện thì chỉ cho rằng bệnh nhân bị trúng gió và sử dụng các phương pháp bôi dầu, cạo gió, làm chậm trễ thời gian điều trị.

Phương pháp sơ cứu hoặc vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện không đúng, làm tình trạng của bệnh nhân nặng hơn.

Hệ thống giao thông không tốt hoặc quãng đường di chuyển đến bệnh viện quá xa.

Một số bệnh viện không có đủ điều kiện để chẩn đoán hoặc điều trị đột quỵ, phải mất thời gian chuyển bệnh nhân đến các tuyến trên.

Vậy khi chẳng may đã bỏ lỡ “thời gian vàng” để điều trị rồi nhưng bệnh nhân vẫn may mắn còn tỉnh táo, chưa rơi vào hôn mê sâu, còn cơ hội cứu chữa thì hãy:

Còn nước còn tát - cố hết sức mà chữa, phối hợp chặt chẽ với lực lượng y tế để giành giật lại mức độ sống và khả năng phục hồi cao nhất có thể cho bệnh nhân mới phải.

Vì là bệnh nguy hiểm, cần chạy đua với thời gian vàng nên người nhà đưa ngay đến bệnh viện, không chần chừ tìm các biện pháp dân gian chữa đột quỵ. Ngay cả bệnh viện nào không xử lý được ca bệnh thì nên nắm rõ các bệnh viện có quy trình điều trị đột quỵ để chuyển viện kịp thời, tránh chuyển lòng vòng hay giữ bệnh.

Tại các bệnh viện có điều trị đột quỵ thì bên cạnh việc sử dụng thuốc tiêm đánh tan cục máu đông (do tắc nghẽn mạch máu nhỏ) trong thời gian vàng nhập viện thì phải thực hiện được kỹ thuật tái thông mạch máu não dưới điều khiển của máy DSA (máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền) do tắc nghẽn các mạch máu lớn. Tuy nhiên, hiện nay rất ít bệnh viện làm được kỹ thuật DSA.

Theo Hội Đột quỵ Hoa Kỳ, bác sĩ được chỉ định can thiệp nội mạch DSA lấy huyết khối trong nhồi máu não cấp do tắc động mạch lớn nội sọ (trong 6 giờ vàng) là chỉ định được chứng minh rất có lợi và tốt hơn so với phương pháp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.

Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng đơn vị đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, trung bình mỗi tháng nơi đây tiếp nhận từ 100-120 trường hợp bị đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Đặc biệt, trong đó, tỷ lệ người trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm khoảng 20% - 30%. Điều đáng buồn là chỉ có khoảng 8% người bệnh được đưa đến bệnh viện kịp thời trong “thời gian vàng”.

6. Nguy cơ và cách phòng ngừa đột quỵ

Ai cũng có rủi ro bị đột quỵ, càng lớn tuổi thì các rủi ro càng cao. Các khuyến cáo ngăn ngừa hiện nay nhằm vào kiểm soát các bệnh mãn tính (lâu dài), thay đổi lối sống, và cùng chủ động chăm sóc sức khỏe với Bác sỹ.

Những người bị bệnh cao huyết áp, các bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cao… rất dễ dẫn đến đột quỵ. Do đó để phòng bệnh đột quỵ tốt nhất, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện, kiểm tra và theo dõi chỉ số huyết áp chặt chẽ, phát hiện các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cao… và chữa trị kịp thời nếu có. Nếu bị bệnh cao huyết áp cần uống thuốc điều trị bệnh kịp thời. Tuyệt dối uống thuốc theo đơn của bác sĩ ngay cả khi huyết áp đã ổn định.

Hội đột quỵ Hoa Kỳ đưa ra 6 điều nhằm giảm rủi ro đột quỵ:

Ăn uống khỏe mạnh với chế độ cân bằng, gồm có rau củ quả tươi, đạm và chất béo vừa phải.

Giữ cơ thể vận động thường xuyên như tập thể dục đều đặn. Tập thể dục được tính là 150 phút tập nhẹ mỗi tuần (hay gần 1g tập 3 lần mỗi tuần) hoặc 75 phút tập nặng (25 phút một lần và 3 lần mỗi tuần).

Theo dõi cân thường xuyên. Cân nặng, đặc biệt là thừa cân và béo phì là những rủi ro rất nguy hiểm cho đột quỵ

Không hút thuốc vì đây là một rủi ro cao có thể dẫn đến đột quỵ. Lưu ý là hút thuốc thụ động (ở chung nhà với người hút thuốc) cũng tăng rủi ro đột quỵ.

Kiểm soát các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hay cao mỡ. Các bệnh này đều làm mạch máu dần dần nhỏ hẹp, xơ cứng, dẫn đến đột quỵ

Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của Bác sỹ, ngay cả khi các bệnh đã kiểm soát hoàn toàn. Một số bệnh nhân khi thấy huyết áp đã ổn định thì ngưng thuốc.

Ngoài ra, hãy sử dụng mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để loại bỏ mỡ máu, cục máu đông và các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, làm sạch mạch máu, ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ thành mạch từ đó ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ xảy ra.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Khắc tinh số 1 của đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Khắc tinh số 1 của đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Mọi người hãy kiểm soát thật tốt các chỉ số huyết áp, tim mạch, mỡ máu, men gan bằng cách sử dụng Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule thường xuyên, kiểm soát chế độ ăn uống - sinh hoạt lành mạnh và có thói quen tập thể dục - dưỡng sinh hàng ngày nhé.

Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Xu Hướng Ngừa Mụn Thuần Chay Lên Ngôi Dịp Lễ Tết Xu Hướng Ngừa Mụn Thuần Chay Lên Ngôi Dịp Lễ Tết
Mụn không chỉ là vấn đề về da mà còn gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, gây nên những ám ảnh về tâm lý. Những nốt mụn sưng đỏ, khó che giấu khiến nhiều...
Những Tai Nạn Và Lưu Ý Khi Trị Liệu Làn Da Nhạy Cảm Những Tai Nạn Và Lưu Ý Khi Trị Liệu Làn Da Nhạy Cảm
Da nhạy cảm là tình trạng da dễ bị kích ứng bởi các yếu tố từ môi trường, sản phẩm chăm sóc da hoặc quy trình trị liệu không phù hợp.
Nguyên Nhân Khiến Da Yếu Và Nhạy Cảm Nguyên Nhân Khiến Da Yếu Và Nhạy Cảm
Da yếu và nhạy cảm là tình trạng mà nhiều người gặp phải, biểu hiện qua sự dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, khô căng, hoặc xuất hiện các vấn đề da liễu như...
Thoát Nước Qua Da - Nguyên Nhân Gây Nếp Nhăn Ở Cả Da Khô Lẫn Da Dầu Thoát Nước Qua Da - Nguyên Nhân Gây Nếp Nhăn Ở Cả Da Khô Lẫn Da Dầu
Thoát nước qua da (TEWL) là quá trình tự nhiên mà nước bốc hơi khỏi bề mặt da. Tuy nhiên, khi TEWL diễn ra quá mức, da trở nên thiếu ẩm, làm suy yếu hàng rào bảo...
Oxy Hóa Da - Sát Thủ Giấu Mặt Phá Hủy Cấu Trúc Tế Bào Da Oxy Hóa Da - Sát Thủ Giấu Mặt Phá Hủy Cấu Trúc Tế Bào Da
Oxy hóa là một hiện tượng tự nhiên nhưng có thể trở thành "sát thủ giấu mặt" âm thầm phá hủy cấu trúc tế bào da. Hiểu rõ quá trình oxy hóa, nguyên nhân và...
Vì Sao Da Khô Vào Mùa Hè Nắng Nóng? Vì Sao Da Khô Vào Mùa Hè Nắng Nóng?
Chúng ta thường nói về da khô vào mùa đông, thế nhưng tình trạng da khô và ngứa lại là vấn đề rất nhiều người gặp phải vào mùa hè nắng nóng.
Giải Đáp Thắc Mắc Xoay Quanh Collagen Đường Uống Giải Đáp Thắc Mắc Xoay Quanh Collagen Đường Uống
Collagen đường uống đã trở thành sản phẩm được yêu thích trong ngành làm đẹp với khả năng chống lão hóa, mang lại làn da mịn màng, trẻ trung và khỏe mạn...
Làn Da Khô - Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Làn Da Khô - Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
Da khô là nỗi khổ của rất nhiều người, với việc thường xuyên thô ráp, sần sùi và vào mùa lạnh còn bị bong tróc, căng rát, ngứa ngáy khó chịu. Hơn nữa, da...
Da Nám, Tàn Nhang Phải Dùng Kem Chống Nắng Như Thế Nào? Da Nám, Tàn Nhang Phải Dùng Kem Chống Nắng Như Thế Nào?
Nám da và tàn nhang là một vấn đề về da khá phổ biến tại nước ta, không chỉ ở riêng phái nữ mà rất nhiều cánh mày râu cũng gặp phải. Thông thường nám,...
Giải Pháp Nào Thay Thế Hydroquinone (HQ) Cho Làn Da Thâm - Nám? Giải Pháp Nào Thay Thế Hydroquinone (HQ) Cho Làn Da Thâm - Nám?
Khi da gặp một vấn đề nào đó như mụn, nám, tâm lý chung của chúng ta sẽ tìm mọi cách để điều trị càng nhanh càng tốt. Nhưng đôi khi lại quên mất rằng, làn...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon