Hoại tử chỏm xương đùi là một bệnh lý khớp háng gây tàn phế, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Ước tính có 10.000 - 20.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Trong số hơn 500.000 trường hợp thay khớp háng toàn phần được thực hiện hàng năm, có khoảng 5-18% là điều trị hoại tử chỏm xương đùi.
Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm, từ từ. Đến khi chúng ta bắt đầu cảm nhận được cảm giác đau ở khớp háng bị tổn thương thì đồng nghĩa bệnh đã tiến triển đến giai đoạn trung bình trở lên, gây khó khăn trong điều trị.
Bệnh hoại tử chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử vô mạch (Avascular Necrosis) làm cho chỏm xương đùi bị hoại tử do thiếu máu nuôi. Vùng hoại tử lúc đầu chỉ thấy là vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, dần dần sẽ dẫn đến gãy xương dưới sụn và giai đoạn cuối cùng là gây xẹp chỏm xương đùi, tàn phế.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hoại tử chỏm xương đùi là do uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá quá nhiều. Đây là yếu tố chính làm tổn thương, viêm mạn tính, tắc các mao mạch (mạch máu nhỏ) nuôi chỏm xương đùi, dẫn đến các tế bào xương sụn vùng chỏm bị thiếu máu và hoại tử dần.
Ngoài ra còn so các yếu tố như tuổi tác, chấn thương, lạm dụng thuốc Corticoid, bệnh lý, giới tính, cục máu đông…
Chỏm xương đùi rất đặt biệt, là một phần nằm trong khớp háng chỉ được nuôi bởi một động mạch nhỏ. Khi cơ thể bị lạm dụng các loại thức uống có cồn trong thời gian dài, làm tăng mỡ trong máu, dẫn đến tắc nghẽn động mạch dần dẫn đến hoại tử, mất chức năng khớp háng.
Người bị hoại tử chỏm xương đùi sẽ bị đau khi đi lại, dáng đi khập khiễng do độ dài hai chân bị chênh lệch 1 - 2cm, gặp khó khăn khi dạng chân hay thực hiện động tác quỳ gối, không thể duỗi thẳng háng và gối. Lâu dần, người bệnh có thể bị co rút khớp háng.
Nghiêm trọng nhất là nguy cơ gây ra thoái hóa thứ phát, mất khả năng vận động. Do đó, việc phòng chống, phát hiện và chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong điều trị hoại tử chỏm xương đùi.
Một số trường hợp người bệnh không có triệu chứng đầu tiên đau tại khớp háng ở giai đoạn sớm. Thay vào đó, họ lại có cảm giác đau khớp gối cùng bên khớp háng bị tổn thương. Chính vì vậy, một số người bệnh dễ bị chẩn đoán là thoái hóa khớp gối hay bệnh lý tại khớp gối mà bị bỏ qua chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi giai đoạn sớm.
Khi có các biểu hiện: Đau khớp háng 1 bên hay 2 bên, đặc biệt khi ngồi xổm, dạng khép khớp háng, xoay trong xoay ngoài khớp háng. Đau khi đi nhiều hay đứng lâu và giảm khi nghỉ ngơi. Đau khớp gối dai dẳng mà chưa tìm ra nguyên nhân tổn thương tại khớp gối. Người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện lớn có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị.
Hoại tử chỏm xương đùi là một bệnh lý nặng ở khớp háng. Bệnh gây tàn phế, không thể điều trị hoàn toàn và chỉ có thể bằng phương pháp thay khớp háng nhân tạo. Tỷ lệ nam giới châu Á nam giới mắc phải khá cao do đặc thù giải phẫu học, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt…
Hoại tử chỏm xương đùi có xu hướng trẻ hóa, thường xuất hiện ở nam giới 35 - 50 tuổi có thói quen uống rượu bia (chiếm khoảng 80%). Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần, đặc biệt ở nhóm nam thanh niên khoảng 30 tuổi đã có biểu hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi.
Độ 0: Ở giai đoạn này, tổn thương quá nhỏ nên không thể được phát hiện bằng các kỹ thuật khoa học hiện đại như Xquang, CT scan hay MRI.
Độ 1: Xảy ra hư hại tại mạch máu gây nên cảm giác đau âm ỉ không liên tục ở vùng háng, đồng thời cũng có thể gây đau khớp gối. Ở cấp độ này, công nghệ CT, MRI có thể giúp bệnh nhân phát hiện được bất thường.
Độ 2: Bệnh nhân thấy đau khi đi lại và giảm đau khi nghỉ ngơi. Giai đoạn này tương ứng với quá trình tiêu xương và nhồi máu xương. Lúc này, chụp Xquang cũng có thể giúp người bệnh nhận biết được tình trạng.
Độ 3: Gãy xương ở dưới mặt sụn, biểu hiện bằng hình ảnh thấu quang hình trăng lưỡi liềm (dấu hiệu của xẹp xương xốp dưới mặt sụn). Lúc này, chỏm xương đùi, mặt sụn vẫn còn nguyên vẹn.
Độ 4: Mặt sụn xẹp vì sự nâng đỡ dưới sụn yếu đi. Ở giai đoạn này, ổ cối vẫn còn nguyên vẹn.
Độ 5: Khe khớp hẹp lại và có sự xơ cứng ở cả ổ cối và chỏm xương đùi. Biến dạng chỏm xương đùi làm cho bệnh nhân phải chịu đựng đau đớn liên tục. Khớp háng bắt đầu rơi vào tình trạng không thể cứu vãn.
Độ 6: Khe khớp và mặt sụn khớp biến mất, chỏm xương đùi hoại tử vỡ vụn khiến bệnh nhân chịu đau đớn liên tục, việc đi lại trở nên vô cùng khó khăn.
Các chuyên gia chia hoại tử chỏm xương đùi thành 7 giai đoạn phát triển bệnh. Việc phân chia này giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân:
Giai đoạn 0: Chưa có triệu chứng.
Giai đoạn 1, 2: Chưa cần thiết phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo mà chỉ cần điều trị bảo tồn. Ở giai đoạn này, nếu áp dụng phương pháp phù hợp có thể điều trị thành công đến 80%.
Giai đoạn 3 trở lên: Tùy vào mức độ tổn thương có thể xem xét đến phẫu thuật thay khớp háng (một phần hoặc toàn phần).
Để chẩn đoán chính xác hoại tử chỏm xương đùi, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, tiền sử, thói quen sinh hoạt và thực hiện các động tác cơ bản như ngồi xổm, xoay hoặc khép háng… Nếu có các yếu tố bệnh lý phối hợp, bác sĩ sẽ hướng nghi ngờ đến hoại tử chỏm xương đùi.
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có cảm giác đau mà không có sự phá hủy đáng kể trên chỏm xương, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp bảo tồn như dùng thuốc kháng viêm không steroid (bisphosphonates), vật lý trị liệu (trường điện từ, sóng âm), tiêm chất nhờn hay các yếu tố sinh học, dùng nạng nâng đỡ, sử dụng Thực phẩm chức năng như các sản phẩm có thành phần collagen, glucosamine, omega-3, tinh dầu thông đỏ để tái tạo sụn khớp và tăng cường lưu thông máu nuôi khớp…. Thời gian này, người bệnh cần hạn chế đi lại, kiêng rượu bia, thuốc lá.
Với một số trường hợp khớp chưa bị hư hại nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khoan giải ép bằng cách mổ hở hay kết hợp nội soi. Nếu người bệnh đau đớn nhiều, chỏm xương đùi bị xẹp, thoái hóa ổ cối nặng, giải pháp phẫu thuật hiệu quả nhất là thay khớp háng toàn phần. Từ 3 - 6 tháng trước khi phẫu thuật, người bệnh phải điều trị nâng đỡ, nâng tổng trạng, thực hiện vật lý trị liệu để ngăn ngừa và kéo giãn sự co rút các khớp, nâng cao chất lượng xương.
Thay khớp háng là phương án cuối cùng, khi hoại tử chỏm xương đùi đã đến giai đoạn nặng, các phương pháp điều trị khác không thể giảm đau, chỏm xương đùi bị xẹp, thoái hóa ổ cối nặng. Khớp háng nhân tạo cho phép người bệnh phục hồi các chức năng vận động bình thường trong thời gian dài. Hầu hết người bệnh sau thực hiện phẫu thuật đều giảm đau, tăng cử động và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp háng nhân là kỹ thuật khó, người bệnh nên chọn thực hiện ở những bệnh viện lớn, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị y tế hiện đại.
Việc thay khớp háng nhân tạo chỉ có tuổi thọ nhất định, bệnh nhân phải thay mới sau khoảng 10 - 15 năm. Việc thay lại sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Do đó, mọi người cần chủ động phòng ngừa và điều trị từ sớm để tránh nguy cơ mắc bệnh các biến chứng nghiêm trọng về sau. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia và thuốc lá cần được hạn chế, kiêng cử nhằm giảm nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com