Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nếu xuất hiện ở trẻ em hoặc người dưới 35 tuổi thì thường sẽ là đái tháo đường type 1. Nhưng hiện nay cũng gặp một số trẻ bị béo phì và mắc đái tháo đường type 2. Tuy nhiên cần thận trọng với các trường hợp đặc biệt, có thể bị đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường đơn gen.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em thường chia thành hai loại chính: Tiểu đường loại 1 (Type 1) và tiểu đường loại 2 (Type 2).
Bệnh đái tháo đường xuất hiện trong 6 tháng đầu đời (vì cực kỳ hiếm gặp đái tháo đường type 1 ở lứa tuổi này). Có thể trẻ bị đái tháo đường sơ sinh nếu chẩn đoán đái tháo đường ở trẻ từ 6-12 tháng tuổi và không có bằng chứng tự miễn dịch hoặc nếu trẻ có các đặc điểm khác như khiếm khuyết về di truyền hoặc tiền sử gia đình bất thường.
Tiền sử gia đình có một Bố, Mẹ và anh chị em ruột bị đái tháo đường.
Các kháng thể kháng tiểu đảo tụy (-), nhất là xét nghiệm khi chẩn đoán.
Chức năng tế bào βtụy được bảo tồn, cần insulin liều thấp và C-peptide (+) trong máu hoặc nước tiểu, có một giai đoạn lui bệnh một phần (ít nhất là 5 năm sau khi được chẩn đoán).
Bệnh tiểu đường ở trẻ em là loại 2 (Type 2) thường không phổ biến và thường xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trong trường hợp có các yếu tố nguy cơ gia đình và lối sống không lành mạnh.
Không phải mọi thành viên trong gia đình đều bị béo phì nặng.
Không phải mọi thành viên trong gia đình đều có dấu gai đen và/hoặc các dấu hiệu khác của hội chứng chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
Tiền sử gia đình có một Bố, Mẹ và anh chị em ruột bị đái tháo đường, đặc biệt người đó không bị béo phì và không có các dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa (gợi ý đái tháo đường đơn gen).
Phân bố mỡ bất thường, ví dụ ở vùng bụng hoặc chân tay.
Khi đường Glucose được ngấm vào thành ruột thì cơ thể sẽ gọi Insulin từ Tuyến Tụy đến và phân phát cho các tế bào. Các tế bào nhận đường nhiều nhất là tế bào cơ, gan, não...
Nếu Glucose về nhiều, phát không hết thì giao về Gan để dự trữ. Gan đóng gói các Glucose thừa này thành Glycogen để lưu kho. Khi nào cơ thể cần thì sẽ nhờ Glucagon mở kho để phóng thích glucose ra.
Thế nhưng ở một số trẻ em, vì lý do gì đó không có Insuline nên chẳng có ai làm công việc vận chuyển Glucose. Glucose bi ứ đọng trong lưu thông mạch máu. Nhiều đến nỗi mà phải đổ bớt ra nước tiểu. Trong khi đó, tế bào cơ thể bị đói năng lượng nên bệnh nhân ăn rất nhiều nhưng vẫn gầy và vì đường trong máu cao nên gây khát nước dẫn đến uống nhiều và rất chăm đi tiểu. Đây chính là bệnh tiểu đường type 1.
Việc điều trị bệnh này, đơn giản là cung cấp Insuline vào để vận chuyển đường. Do đó gọi là Tiểu Đường Phụ Thuộc Insulin. Thể này hiếm gặp, xảy ra ở người trẻ.
Ở một số người, mặc dù Insulin đầy đủ, vận chuyển Glucose đến từng tế bào nhưng tế bào không nhận. Đây gọi là hiện tượng đề kháng Insulin. Vậy là một lượng đường rất đó sẽ trôi nổi trong dòng máu. Và khi nồng độ Glucose vượt ngưỡng thận thì đường sẽ bị thải bớt ra nước tiểu. Đây là Tiểu đường type 2, không phụ thuộc Insuline.
Khi đường ngập tràn trong dòng máu thì sẽ làm mồi ngon cho vi trùng, vi nấm phát triển. Thành mạch máu luôn luôn phải tiếp xúc với lượng đường cao sẽ bị hư hại. Những mạch máu li ti ở đáy mắt, ở não, tim hay thận sẽ bị hư hại.
Do vậy, bác sĩ sẽ tìm mọi cách để hạ mức đường trong máu xuống đến mức chấp nhận được. Có nhiều giải pháp đã bày ra giúp người bệnh tiểu đường quản lý được mức đường huyết của mình.
Khi tế bào từ chối nhận Glucose thì tuyến tụy tích cưc tăng cường tiết Insuline thêm để ép tế bào phải nhận Glucose. Tuy nhiên, quá trình cố gắng tăng tiết insuline này sẽ làm cho tụy tạng kiệt quệ, không có khả năng tiết insuline được nữa.
Tế bào não thì không cần đến insuline. Khi đường trong máu quá cao thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác. Đường sẽ bị chuyển thành thể Ceton, gây chua máu, tức tình trạng nhiễm acid máu, làm cho hôn mê. Khi này nước tiểu có mùi trái cây chín. Nói nhỏ, nước ion kiềm Kangen gì đó không giúp ích gì cho việc trung hòa acid này.
Đường máu cao sẽ bị chuyển hóa thành mỡ, tích tụ trong màng bụng, dưới da. Các mạch máu nhỏ, lớn đều bị ảnh hưởng, hư hại gây ra hư hoàng điểm, suy thận, đột quỵ não hay bệnh mạch vành. Các vết thương sẽ bị nhiễm trùng, lâu lành.
Làm giảm lượng đường huyết là điều quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Do vậy, bác sĩ sẽ phải tìm mọi cách để hạ đường huyết đến mức chấp nhận được. Làm thế nào để ổn định đường huyết? Nhiều giải phảp được đưa ra như:
Ăn ít đường, bột. Chỉ ăn vừa đủ nhu cầu sử dụng hàng ngày. Trong các loại đường đơn thì chỉ có Glucose là được chuyển thành năng lượng cho tế bào. Các loại đường đơn khác phải được gan chuyển đổi sang Glucose hoặc chuyển hóa thành mỡ béo. Đường mía là Sucrose là đường đôi, bao gồm 1 Glucose và 1 Fructose liên kết nhau. Ăn đường mía, có nhiều Fructose sẽ làm tăng tải cho gan và gây tình trạng gan nhiễm mỡ.
Tăng cường vận động để tế bào cơ tiêu thụ hết lượng đường dư thừa.
Ăn các thức ăn khó phân giải như các loại tinh bột đường đa, hơn là ăn các loại đường hấp thu nhanh như đường đơn hay đường đôi (đường mía, bánh, kẹo, trái cây ngọt...). Gạo lứt là một loại thức ăn cung cấp tinh bột khó phân hủy, phóng thích đường chậm hơn các loại gạo trắng khác.
Về thuốc men thì có nhiều loại thuốc với nhiều công dụng khác nhau như:
Thuốc kích thích tăng cường insulin.
Thuốc kích thích tế bào mở kênh tiếp nhận đường.
Thuốc phóng thích đường trong gan ra máu từ từ.
Thuốc đào thải đường ra nước tiểu.
Chích trực tiếp insuline vào máu.
Mỗi giải pháp đều có mặt lợi và mặt hại, tác dụng phụ trên bệnh nhân. Vận dung loại thuốc nào, cơ chế nào, liều lượng bao nhiêu là tùy theo tình trạng bệnh nhân già hay trẻ, mập hay ốm, mức đường huyết, HbA1c cần điều chỉnh ra sao, tác dụng ngoại ý của từng loại thuốc. Không phải cứ kéo mức đường huyết về các chỉ số bình thường là tốt. Kiểm soát chặt quá sẽ gây tụt đường huyết, nguy hiểm cho bệnh nhân hơn.
Các bác sĩ giỏi ở Mỹ thì nói chỉ có một loại thuốc mang lại lợi ích cho bệnh nhân là Metformin, với cơ chế là phóng thích đường chậm từ gan vào máu, phản đối việc tiêm Insuline cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Các thông tin mới cho rằng tiểu đường type 2 là một diễn tiến trong hội chứng chuyển hóa, xảy ra ở người cao tuổi. Trước đây người ta xem tiểu đường, mỡ máu cao và tăng huyết áp là 3 bệnh riêng biệt. Ngày nay 3 bệnh đó là chung trong 1 diễn tiến bệnh gọi là Rối loạn biến dưỡng. Việc điều trị mang tính đồng bộ cho cả 3 tình trạng bao gồm: tăng huyết áp, tăng mỡ máu và tăng đường huyết chứ không phải can thiệp riêng lẻ.
Một số loại Thực phẩm chức năng có tác dụng ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, tăng huyết áp rất tốt phải kể đến như Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm hoặc Hắc sâm… Tuy nhiên các sản phẩm này thường được khuyến cáo liều lượng sử dụng với trẻ em. Vì vậy, để đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết thì cần phải có sự tư vấn kỹ từ Bác sỹ hoặc chuyên gia. Không nên dùng bừa bãi kẻo gây những tác dụng phụ không móng muốn.
Ngoài ra, một số bài thuốc dân gian có thể giúp ổn định đường huyết, nhưng chưa được nghiên cứu, công bố hiệu quả như ăn quả khổ qua (mướp đắng), quả nhàu, lá ổi... Các dược liệu này có thể giúp ích khi xung quanh không có thuốc men.
Theo cơ chế của bệnh Tiểu Đường, ta thấy việc can thiệp để hạ đường huyết là một hành trình thận trọng. Không điều trị thì gây biến chứng mạn tính, khó khắc phục. Điều trị quá tay thì không mang lại lợi ích cho bệnh nhân mà đôi khi có hại.
Các loại sữa được quảng cáo là để trị tiểu đường thì không thuộc nhóm nào trong các giải pháp hạ đường huyết kể trên. Một số sữa nói rằng có khả năng kích thích tuyến tụy tăng tiết Insuline hay phục hồi chức năng của đảo beta trong tuyến tụy cũng không đáng tin cậy.
Trên đây là những thông tin cơ bản, ngắn gọn để người đọc có thể hiểu về bệnh, hiểu về tác hại và cách trị bệnh tiểu đường. Quý vị nên kiêm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và can thiệp sớm, tránh các biến chứng tai hại về sau.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com