Giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch là bệnh rất phổ biến hiện nay, các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, giới nữ, người phải làm việc đứng lâu, ngồi lâu. Trên thế giới, tỷ lệ chung bệnh lý tĩnh mạch mạn tính 83,6 % và tỷ lệ suy tĩnh mạch trong khoảng 20% đến 60% ở người trưởng thành.
Để hiểu rõ hơn về bệnh lý thường gặp này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả và quý đồng nghiệp bài viết về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch dưới đây.
Tiền sử huyết khối tĩnh mạch hoặc đang bị huyết khối tĩnh mạch.
Tiền sử chấn thương vào vùng chân. Những bệnh nhân có tiền sử chấn thương vào chân có nguy cơ bị suy tĩnh mạch gấp 4,7 lần so với nhóm khác.
Tiền sử các bệnh lý mạch máu khác như: bệnh động mạch ngoại vi, phù bạch huyết, viêm mạch bạch huyết.
Nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch tăng theo số người trong gia đình (bố mẹ đẻ) bị suy tĩnh mạch. Khi cả bố và mẹ đều bị suy giãn tĩnh mạch, nguy cơ mắc suy tĩnh mạch của con là 90%. Nhưng ngược lại bố và mẹ không mắc bệnh nguy cơ mắc bệnh của con chỉ có 20%.
Tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch càng cao.
Giới: Nữ giới thường có tỷ lệ suy giãn mạn tính tĩnh mạch cao hơn nam giới do liên quan đến việc dùng thuốc tránh thai, sinh con, phụ nữ mạn kinh.
Nghề nghiệp đứng lâu, ngồi nhiều: Nhóm nghề nghiệp ít vận động, ít di chuyển, ngồi lâu và nhóm nghề đứng lâu có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn so với nghề khác.
Thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn: Chế độ ăn giàu carbohydrate, ít chất xơ làm tăng nguy cơ của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ của bệnh lý mạch máu.
Thói quen sử dụng rượu, bia...
Khi có các triệu chứng lâm sàng như kể dưới đây thì khuyến cáo nên đến cơ sở khám vê bệnh lý tĩnh mạch:
Nặng chân: Thường ở bắp chân.
Đau chân: Xuất hiện khi đứng lâu, nhưng khi đi tất, vận động, gác cao chân thì có thể đỡ đau.
Chuột rút: Thường xuất hiện về đêm.
Phù: Thường phù nhẹ, không nhiều.
Loét: Vị trí mắt cá trong, loét thường dai dẳng khó liền.
Giãn tĩnh mạch: Biểu hiện từ giãn tĩnh mạch mạng nhện cho đến đám giãn tĩnh mạch dưới da.
Phù: Chủ yếu 1/3 dưới cẳng chân, phù mềm, ấn lõm.
Rối loạn sắc tố da: Xuất hiện ở giai đoạn nặng với hình ảnh là mảng màu nâu đen, chàm, thâm nhiễm mỡ và xơ cứng da, tổn thương nặng nhất là loét da với nhiều hình thái khác nhau.
Các biểu hiện hình ảnh khác nhau từ khi tĩnh mạch giãn kiểu mạng nhện cho đến khi có búi giãn tĩnh mạch rõ hoặc ở giai đoạn muộn khi đã có loét tĩnh mạch thì đều cần phải đến cơ sở khám và điều trị bệnh lý tĩnh mạch.
Giống như những căn bệnh khác, suy giãn tĩnh mạch cũng trải qua nhiều giai đoạn với đa dạng biểu hiện khác nhau. Nếu nhận biết sớm và tìm đúng phương pháp chữa trị, bạn có thể sớm thoát khỏi nỗi lo này. 3 giai đoạn suy giãn tĩnh mạch:
Triệu chứng thường mờ nhạt hoặc biến mất khi nghỉ ngơi.
Tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều.
Có biểu hiện đau, nặng, mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều.
Xuất hiện dị cảm kiến bò, kim châm.
Chuột rút về đêm.
Phù chân, đặc biệt ở vùng mắt cá, bàn chân.
Tĩnh mạch trương phồng tạo cảm giác nặng nề, đau nhức.
Thay đổi màu sắc da ở vùng tĩnh mạch suy giãn.
Tình trạng đau nhức không mất đi khi nghỉ ngơi.
4.3. Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn biến chứng:
Viêm tĩnh mạch nông huyết khối, biến chứng sang thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi.
Giãn vỡ tĩnh mạch gây chảy máu nặng.
Vết loét nhiễm khuẩn khi bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
Theo nhiều thống kê, tại Mỹ, có từ 10-30% người trưởng thành mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch và tiêu tốn hàng triệu USD trong việc điều trị bệnh này. Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch đơn giản và hiệu quả.
Khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân nên có đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và chất xơ được bổ sung từ trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc...; ăn uống hợp lý và vừa lượng thức ăn để không bị béo phì. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
Quần áo: không nên mặc loại quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông, chân
Giày dép: nên mang giày có đế mềm và gót thấp để không dồn trọng lực lên hai bàn chân
Nằm, ngồi đúng tư thế: nên nằm kê chân lên cao hơn vị trí của tim 15-20 cm để tạo thuận lợi cho máu chảy về tim qua đường tĩnh mạch. Ghế ngồi có chiều cao phù hợp và khi ngồi hai bàn chân nên để sát trên sàn nhà; cần tránh những tư thế ngồi gây cản trở máu lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân...
Đi bộ: nên đi bộ thường xuyên và vận động chân, nếu phải đứng nhiều thì thỉnh thoảng nên chạy tại chỗ để giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch .
Tránh mang vác, xách nặng vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị chèn ép.
Thể dục thể thao: không nên chơi những môn thể thao có cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột như cử tạ, nhảy cao, nhảy xa, chạy tốc độ, tennis, bóng đá...
Không nên xoa dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng vì nóng càng làm cho tĩnh mạch giãn nở, làm giảm khả năng vận chuyển máu trở về tim. Không nên tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong nên xối lại chân bằng nước lạnh, nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự chuyển máu về tim dễ dàng hơn.
Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH mang đến sản phẩm Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule giúp phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch an toàn, hiệu quả chỉ sau một liệu trình.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com