Hotline

0902158663
MENU
0
03/10/2022 - 7:37 PMadmin 466 Lượt xem

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý suy giãn tĩnh mạch như tuổi tác, đứng lâu hay ngồi nhiều, giới tính, di truyền,...

Suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng trẻ hoá, trẻ em cũng có thể mắc phải. Suy giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, khó chịu, nếu để lâu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

1. Bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính là gì?

1.1. Suy giãn tĩnh mạch mãn tính là gì?

Suy tĩnh mạch mạn tính được định nghĩa là tình trạng các tĩnh mạch giảm khả năng dẫn máu trở về tim do suy chức năng các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông và/hoặc tĩnh mạch sâu.

1.2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính

Giãn các tĩnh mạch, ngứa, tăng sắc tố ở da, phù bạch huyết do viêm tĩnh mạch, phù mạn tính chân và mắt cá chân, các ổ loét tĩnh mạch ở chân, đau khi đứng và đỡ đau hơn khi nâng cao chân, các cơn chuột rút, đau, nhói, cảm giác nặng hai chân, chân yếu, da chân hay mắt cá chân dày, da đổi màu, nhất là quanh  mắt cá, cảm giác bó chặt ở bắp chân, tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường.

1.3. Suy tĩnh mạch mạn tính ở chân có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Giãn các tĩnh mạch, ngứa, tăng sắc tố ở da, phù bạch huyết do viêm tĩnh mạch, phù mạn tính chân và mắt cá chân, các ổ loét tĩnh mạch ở chân, đau khi đứng và đỡ đau hơn khi nâng cao chân, các cơn chuột rút, đau, nhói, cảm giác nặng hai chân, chân yếu, da chân hay mắt cá chân dày, da đổi màu, nhất là quanh mắt cá, cảm giác bó chặt ở bắp chân, tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính cấn phát hiện sớm

Bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính cấn phát hiện sớm

2. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

2.1. Mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch do tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố được nghiên cứu đầu tiên trong mối liên quan với bệnh tĩnh mạch. Hiện nay các nhà nghiên cứu đều công nhận tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch chân. Độ tuổi thường mắc bệnh giãn tĩnh mạch là từ 45 đến 50 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, giãn tĩnh mạch thường càng trầm trọng hơn.

2.2. Mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch do giới tính

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Cứ khoảng 2-3 bệnh nhân nữ mắc bệnh thì mới có một bệnh nhân nam bị giãn tĩnh mạch. Đối với suy tĩnh mạch mạn tính, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là tương đương nhau. Sự khác biệt về mặt tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ trong giãn tĩnh mạch được lý giải có lẽ là do nữ giới thường phải trải qua thời kỳ mang thai.

2.3. Mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch do nghề nghiệp, thói quen đứng lâu

Theo những nghiên cứu trước đây, những nghề nghiệp có liên quan đến thói quen phải đứng lâu, đi lại nhiều… đã được xác định là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết vì y học chưa chứng minh rõ ràng được thói quen đứng lâu gây ra bệnh giãn tĩnh mạch nhờ cơ chế nào.

2.4. Mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch do béo phì

Vai trò của chứng béo phì trong mối liên quan với bệnh giãn tĩnh mạch chân vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược. Theo nghiên cứu tại Anh quốc, chỉ số BMI trên 27 làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch ở nữ giới, nhưng không tăng nguy cơ này ở nam giới. Một nghiên cứu lớn khác tại Đức cho thấy chỉ số BMI trên 30 chỉ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch một cách không đáng kể ở nữ giới, nhưng lại làm tăng rõ rệt nguy cơ suy tĩnh mạch ở cả nam và nữ.

2.5. Mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch do táo bón kinh niên

Theo một số nhà nghiên cứu, những người mắc chứng táo bón kinh niên cũng là nhóm yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch.

3. Các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

  • Chân nổi gân xanh.

  • Chân nổi mạch máu đỏ tím dưới da.

  • Chuột rút.

  • Nặng chân.

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

4. Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng nặng

Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi: Chân sưng nề, tím, đau nhức dọc mạch máu, đau nhiều vị trí các nếp gần huyết khối tĩnh mạch. Có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu huyết khối bong và di chuyển lên tim gây tắc động mạch phổi.

Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc.

Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch để lâu sẽ rất nguy hiểm

Bệnh suy giãn tĩnh mạch để lâu sẽ rất nguy hiểm

5. Chân bị nổi búi giãn xanh tím, chuột rút có phải là bị bệnh suy giãn tĩnh mạch không?

Nặng mỏi chân, chuột rút về đêm: dấu hiệu thường thấy của bệnh giãn tĩnh mạch.

Bệnh nhân mắc chứng giãn tĩnh mạch thường cảm thấy nặng, mỏi chân. Cảm giác này sẽ rõ rệt hơn vào buổi chiều tối, sau khi người bệnh đứng lâu, ngồi nhiều, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt…

Ngoài nặng, mỏi chân, bệnh nhân giãn tĩnh mạch còn xuất hiện thêm các dấu hiệu nổi gân xanh ngoằn ngoèo vùng chân, tê rần lòng bàn chân, căng tức bắp chân, chuột rút về đêm…

Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch

6. Ngồi vắt chéo chân có bị bệnh suy giãn tĩnh mạch không?

Ngồi vắt chéo chân là một thói quen phổ biến, nhất là ở phái đẹp. Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng như vô hại này lại có nhiều tác động xấu đến sức khoẻ, điển hình là làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý xảy ra do sự suy yếu của thành mạch và sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch, làm giảm chức năng đưa máu trở về tim, khiến máu bị ứ đọng trong lòng mạch gây giãn tĩnh mạch.

Tư thế ngồi vắt chéo chân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch. Áp lực này không chỉ cản trở quá trình lưu thông máu mà còn làm suy yếu các tĩnh mạch. Do đó, nếu duy trì thói quen này thường xuyên thì chúng ta sẽ có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch.

Bị bệnh suy giãn tĩnh mạch do thói quen ngồi bắt chéo chân

Bị bệnh suy giãn tĩnh mạch do thói quen ngồi bắt chéo chân

7. Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

8. Vì sao phụ nữ hay bị bệnh giãn tĩnh mạch chi?

8.1. Phụ nữ hay bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi do thói quen trong sinh hoạt và làm việc

Phụ nữ thường mang giày cao gót và với thói quen ngồi bắt chéo chân cũng dễ làm tổn thương thành mạch chi dưới.

8.2. Phụ nữ hay bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi do hormone giới tính nữ

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến phụ nữ hay bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Những phụ nữ có lượng progesterone cao thường gặp tình trạng giãn và sưng các tĩnh mạch. Progesterone có ảnh hưởng đến các tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch chân lớn. Progesterone cũng gây ra tình trạng giãn thành mạch máu khiến các van nhỏ bên trong các mạch suy yếu, dần đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

8.3. Phụ nữ hay bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi do quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, ngoài việc nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ biến đổi, gây ra tình trạng gia tăng progensteron, còn có trường hợp khi thai nhi phát triển lớn làm tăng nhu cầu lưu lượng máu chảy trong khoang chậu tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu. Bào thai phát triển cũng chèn ép làm gia tăng áp lực đẩy máu vào tĩnh mạch chân, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, phụ nữ nên tránh đứng, ngồi một chỗ quá lâu, cần thay đổi tư thế nếu công việc bắt buộc phải đứng nhiều.

Tại sao phụ nữ hay bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi?

Tại sao phụ nữ hay bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi?

9. Làm việc văn phòng ít di chuyển có nguy cơ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch không?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và thế giới. Tỷ lệ mắc phải là 35% người trưởng thành, với 50% người đã nghỉ hưu. Không chỉ vậy, 77.6% bệnh nhân không biết mình bị bệnh. Bệnh lý thường xảy ra ở phần chi dưới (chân) vì đây là bộ phận chịu áp lực nhất trên cơ thể. Song mức độ của bệnh sẽ diễn biến tùy theo lối sinh hoạt và cơ địa của mỗi người.

Như vậy, hầu hết chúng ta đều sẽ dễ gặp suy giãn tĩnh mạch. Nhận biết sớm và can thiệp điều trị sẽ giúp việc "sống chung với bệnh" trở nên nhẹ nhàng hơn. Những biểu hiện ban đầu (tức suy giãn tĩnh mạch độ 1) dễ bị bỏ qua. Đặc biệt là nhân viên văn phòng, sẽ thường có cảm giác nặng, phù chân về chiều, chuột rút, lạnh chân...

Vì giới văn phòng phải ngồi liên tục 8 tiếng mỗi ngày, ít có cơ hội được vận động. Ngoài ra, nhân viên văn phòng còn dễ mắc bệnh béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, không tiếp xúc ánh sáng mặt trời... càng tăng thêm nguy cơ.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch - Mối lo của dân văn phòng

Bệnh suy giãn tĩnh mạch - Mối lo của dân văn phòng

10. Bệnh suy giãn tĩnh mạch bàn tay là như thế nào?

Suy giãn tĩnh mạch bàn tay là tình trạng các tĩnh mạch bàn tay bị suy yếu, giãn rộng và có kích thước lớn hơn bình thường. Người bị suy giãn tĩnh mạch tay thường có các biểu hiện tĩnh mạch nổi to, màu xanh ngoằn ngoèo, nổi nhiều nhất là ở phần mu bàn tay và cổ tay trở xuống. Giãn tĩnh mạch khiến máu từ tĩnh mạch về tim suy giảm.

Thông thường các van mạch máu ở đây hoạt động không tốt, từ đó làm cho máu khó lưu thông hơn bình thường. Hậu quả thường là gây khó chịu và phì đại, các trường hợp nặng có thể khiến người bệnh có cảm giác đau tĩnh mạch, mất thẩm mỹ.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch bàn tay - Mối lo chủa chị em phụ nữ

Bệnh suy giãn tĩnh mạch bàn tay - Mối lo chủa chị em phụ nữ

11. Bệnh suy giãn tĩnh mạch có phải do di truyền không?

Di truyền cũng được xem là là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện. Nếu một người có người thân trong gia đình mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch, thì có khả năng cao là người đó sẽ bị giãn tĩnh mạch.

Vậy di truyền ảnh hưởng đến mạch máu như thế nào?

Một số người thừa hưởng các vấn đề như: họ có quá ít van tĩnh mạch hoặc van tĩnh mạch không hoạt động bình thường.

Một số người được sinh ra với tình trạng thành mạch máu bị biến dị. Điều đó có thể dẫn đến hệ quả là van tĩnh mạch bị hở và dễ gây nên tình trạng xuất hiện dòng trào ngược ở tĩnh mạch.

Một số nhóm người dễ dàng được xác định suy giãn tĩnh mạch do di truyền: suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ thường có ở những phụ nữ có tiền sử gia đình có người mắc bệnh.

Ngoài ra, phần nhiều các trường hợp bệnh nhân trẻ trên dưới 20 tuổi thì nguyên nhân giãn tĩnh mạch thường là do di truyền.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có phải do di truyền không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có phải do di truyền không?

12. Bệnh suy giãn tĩnh mạch bị phình to có nguy hiểm không?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phình to ra. Bất kì tĩnh mạch nào cũng có thể bị giãn, nhưng các tĩnh mạch ở chân và bàn chân thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó là vì dáng đi và đứng thẳng làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở phần thấp của cơ thể.

Với nhiều người, giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch nhện - một biến thể nhẹ thường gặp của giãn tĩnh mạch - chỉ đơn thuần là mối lo ngại về mặt thẩm mỹ nhưng với một số người khác, giãn tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu. Nếu để lâu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Đừng để bệnh suy giãn tĩnh mạch phình to mới điều trị

Đừng để bệnh suy giãn tĩnh mạch phình to mới điều trị

13. Bệnh suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không?

Ngâm chân là phương pháp được nhiều người áp dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng ngâm chân đúng cách.

Vậy suy giãn tĩnh mạch phải ngâm chân như thế nào?

Tuyệt đối không ngâm chân nước nóng.

Các bệnh nhân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng nước lạnh 10 độ C để ngâm chân trong khoảng 10 phút.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không?

14. Có phải người già dễ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch không?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân thông thường sẽ được bắt gặp ở những người cao tuổi do các chức năng hoạt động trong cơ thể đã suy giảm đáng kể. Bệnh giãn tĩnh mạch chân tuy không phải là căn bệnh không thể chữa trị, tuy nhiên, việc phát hiện bệnh sớm lại khá khó khăn cho nên việc điều trị cũng sẽ gặp nhiều cản trở.

15. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có phải tháo khớp không?

Khi bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nặng lên, người bệnh có thể nhận thấy chân sưng phù nhất là khi đi giày hoặc mặc quần áo bó sát. Lúc này các tĩnh mạch đã phồng giãn to, máu trong thành tĩnh mạch lưu thông kém do không cung cấp đầy đủ dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào khiến cho chân người bệnh có hiện tượng lở loét, nhiễm trùng, hoại tử. Vết hoại tử ăn sâu sẽ khiến người bệnh phải tháo khớp để tránh lan ra các khớp khác.

16. Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?

Suy giãn tĩnh mạch khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như sức khoẻ, vì vậy người bệnh cần kiên trì, nỗ lực kết hợp các biện pháp y khoa cũng như lưu ý trong chế độ dinh dưỡng.

16.1. Người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Chất xơ rất có lợi cho những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch bởi nó giúp ngăn ngừa táo bón. Khi người bị táo bón đi ngoài, cơ bụng và cơ chân phải hoạt động mạnh, vô hình chung tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng thấp và khiến chúng dễ bị suy giãn.

Chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp nhuận tràng, hết táo bón, từ đó sẽ giúp bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thuyên giảm dần. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau củ quả, ngũ cốc, trái cây,...

16.2. Người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, E và kali

Thực phẩm giàu vitamin C, E, kali là lựa chọn không thể thiếu trong danh sách “Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?” Vitamin C có tác dụng tích cực trong việc sản sinh collagen và elastin, hai hoạt chất đóng vai trò quan trọng đối với sự bền vững và tính đàn hồi của thành tĩnh mạch. Vitamin E giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch, hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên và gắn liền với sức khỏe tim mạch. Kali có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể.

16.3. Người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn thực chứa flavonoid

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bị giãn tĩnh mạch nên dùng thực phẩm chứa hợp chất flavonoid vì chúng giúp làm bền thành mạch, giảm áp lực động mạch, hỗ trợ lưu thông máu, giải độc, bảo vệ chức năng gan,…

Thực phẩm dành cho người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Thực phẩm dành cho người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

17. Tập luyện thế nào khi bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

Tránh các tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi làm việc phải đứng lâu, có thể nhún nhẩy chân từng lúc để giúp máu lưu thông về tim tốt hơn. Tránh các tư thế ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, ngồi bó gối.

Đi xe đạp là môn thể thao tốt nhất cho người bị suy giãn tĩnh mạch giúp hạn chế sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, nếu không thể bơi lội hoặc đi xe đạp thì đi bộ cũng rất tốt nhưng đi vừa phải, không nên quá sức.

Cách tập luyện cho người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Cách tập luyện cho người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch

18. Cách giảm đau do bệnh suy giãn tĩnh mạch tại nhà như thế nào?

  • Gác chân cao khi nằm và cả khi ngồi.

  • Thường xuyên cử động chân nếu như phải ngồi lâu, đứng nhiều.

  • Dùng tất áp lực để hỗ trợ.

  • Uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Cách giảm đau do bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra tại nhà

Cách giảm đau do bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra tại nhà

19. Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

19.1. Tuyệt đối không xoa dầu, mật gấu để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Điều này sẽ khiến bệnh ngày càng tệ hơn, hình thành các huyết khối tĩnh mạch sâu gây nguy hiểm đến tính mạng.

19.2. Không ngâm chân nước nóng để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các bệnh nhân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng nước lạnh để ngâm chân. Người bệnh nên ngâm chân với nước ở nhiệt độ 10 độ C trong khoảng 10 phút. Trong quá trình ngâm có thể thực hiện massage chân hoặc giẫm chân tại chỗ.

19.3. Vận động chân ngay khi có thể để ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Khi làm việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, bạn cần nghỉ ngơi để đi bộ, nhấc chân lên di chuyển vòng tròn trong chốc lát.

19.4. Massage chân khi ngủ để điều phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Massage đôi chân của bạn, bắt đầu từ bàn chân massage lên đùi theo hướng từ dưới lên trên sẽ giúp hồi lưu tĩnh mạch tốt hơn.

19.5. Kê cao chân khi ngủ để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Di chuyển chân kiểu đạp xe đạp trước khi ngủ, bạn nên kê cao chân khoảng 10-15cm so với mặt giường, làm như thế sẽ giảm ứ máu tĩnh mạch khi ngủ.

20. Cách phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch như thế nào?

20.1. Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch bằng cách không đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

Nếu đứng hoặc ngồi trong thời gian dài một cách thường xuyên sẽ gây áp lực lên đôi chân và đặc biệt là các tĩnh mạch ở lòng bàn chân (do trọng lực, trọng lượng cơ thể...).

Khi bạn đang ngồi, cố gắng tránh tư thế bắt chéo chân vì như vậy sẽ tăng áp lực cho chân bên dưới.

20.2. Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch bằng cách tránh mặc quần áo quá chật

Quần áo bó sát sẽ làm cho bệnh tĩnh mạch tệ hơn cũng như có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.

20.3. Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch bằng cách tránh mang giày cao gót thời gian dài

Giày cao gót tạo ra nhiều áp lực hơn trong khi đôi giày gót thấp có thể giúp làm săn chắc bắp chân của bạn.

20.4. Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch bằng cách tránh sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài và phơi nắng

Kem chống nắng chỉ có tác dụng bảo vệ làn da, nhưng ánh nắng mặt trời gây sức nóng làm giãn tĩnh mạch thêm và làm bệnh càng nặng hơn nếu đã mắc bệnh.

20.5. Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch bằng cách tránh ăn nhiều muối

Giảm lượng muối đưa vào cơ thể giúp giảm thiểu sự phình to và sưng trong tĩnh mạch.

20.6. Vậy đâu là cách phòng ngừa và chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất hiện nay?

Để phòng ngừa và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch thì điều kiện cần và đủ là phải làm sạch mạch máu, thông huyết mạch để làm sạch mỡ máu, xơ vữa động mạch từ đó ngăn ngừa tình trạng máu lưu thông kémtắc nghẽn mạch máu.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch và cách điều trị hiệu quả

Bệnh suy giãn tĩnh mạch và cách điều trị hiệu quả

Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc được biết đến là phương pháp bí truyền của người Hàn Quốc trong việc thông huyết mạch, làm sạch mạch máu.

Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc chứa các hoạt chất terpinolene, limonene, 3-carene, flavonoid (vitamin P)… đánh tan mỡ máu và các mảng huyết khối (cục máu đông) cũng như các mảng xơ vữa động mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc khi vào cơ thể sẽ giúp kích hoạt Enzym AMPK có tác dụng biệt hóa tế bào mỡ, ngăn ngừa sự hình thành cholesterol trong máu.

Trong viên Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc chứa Rutin, đây là hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ thành mạch máu cực mạnh. Ngoài ra, Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc còn chứa rất nhiều hoạt chất quý như Taxol, Taxoltere cũng như lượng vitamin A, C, E… dồi dào có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tế bào ung thư…

21. Người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tìm hiểu thêm về sản phẩm viên uống Tinh Dầu Thông Đỏ Chính Phủ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule nhập khẩu chính hãng:

viên uống Tinh Dầu Thông Đỏ Chính Phủ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule nhập khẩu chính hãng

Tác dụng của Tinh Dầu Thông Đỏ Chính Phủ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule nhập khẩu chính hãng

Mọi thông tin chi tiết về Tinh Dầu Thông Đỏ Chính Phủ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule và Thương hiệu Thực Phẩm Chức Năng Edally BH Hàn Quốc cũng nchính sách đại lý kinh doanh Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule xin vui lòng Tin liên quan


Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...
Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...
7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh 7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh
Sống khỏe thực ra không khó như chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi người đều có thể tạo ra một lối sống lành mạnh phù hợp với bản thân mình. Vậy làm thế nào để...
Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não
Đột quỵ não, một tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng, không chỉ gây tổn thương đến chức năng vận động mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của...
Loại Bỏ Hoàn Toàn Mỡ Lợn Khỏi Chế Độ Ăn: Đúng Hay Sai? Loại Bỏ Hoàn Toàn Mỡ Lợn Khỏi Chế Độ Ăn: Đúng Hay Sai?
Trong thời gian gần đây, mỡ lợn đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng dinh dưỡng. Một số người tin rằng việc loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn...
5 Mẹo Giảm Đau Bụng Kinh Ngay Lập Tức Cho Chị Em Trong Những Ngày Đèn Đỏ 5 Mẹo Giảm Đau Bụng Kinh Ngay Lập Tức Cho Chị Em Trong Những Ngày Đèn Đỏ
Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến...
Lợi Ích Của Việc Cho Con Bú Đối Với Sức Khỏe Phụ Nữ Lợi Ích Của Việc Cho Con Bú Đối Với Sức Khỏe Phụ Nữ
Nuôi con bằng sữa mẹ - ai cũng biết là tốt, là quan trọng, mang lại vô vàn lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc rằng lợi ích của việc...
Mối Liên Hệ Giữa Giấc Ngủ Và Mái Tóc Mối Liên Hệ Giữa Giấc Ngủ Và Mái Tóc
Như chúng ta đã được nghe cảnh báo khắp trên các trang mạng báo đài là “Mất ngủ là kẻ thủ của mái tóc”, “Stress là nguyên nhân gây rụng tóc hàng loạt”....
Aflatoxin - Thủ Phạm Gây Ung Thư Ngay Trong Gian Bếp Nhà Bạn Aflatoxin - Thủ Phạm Gây Ung Thư Ngay Trong Gian Bếp Nhà Bạn
"Nấu ăn tại nhà, mang cơm đi làm - Ai cũng khẳng định đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ thực phẩm bẩn tràn lan. Điều đó là đúng,...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon