Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm trên toàn thế giới đã tăng lên 25%, một con số cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch này tới sức khỏe tinh thần của con người.
Không chỉ làm “héo mòn” tinh thần, rối loạn lo âu cũng đang dần “gặm nhấm” sức khoẻ thể chất, khiến bạn ngày càng chết dần chết mòn với mớ suy nghĩ hỗn độn xung quanh. Nó là căn nguyên dẫn đến bệnh trầm cảm, khiến bạn có ý định tự tử hoặc làm đau bản thân.
Một nghiên cứu trên hơn 154.000 bệnh nhân COVID-19 được đăng trên báo BMJ đã chỉ ra rằng những người đã từng mắc bệnh có 35% nguy cơ bị rối loạn lo âu cao hơn so với người chưa từng mắc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy 23%-26% số người từng mắc COVID-19 bị rối loạn lo âu, đặc biệt là phụ nữ.
Một nghiên cứu ở Ba Lan cho thấy trong đợt dịch thứ hai ở đất nước này, 20% người dân có các triệu chứng rối loạn lo âu và gần 19% có các triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Một nhóm các nhà nghiên cứu (2021) đã theo dõi và phân tích 413.148 người dân ở Anh với 26.998 người dương tính với COVID-19, kết quả là: 26,4% đối tượng có các tiêu chí về lo âu lan tỏa và trầm cảm; tỷ lệ lo âu và trầm cảm cao hơn ở nhóm người đã từng mắc COVID-19 (30,4%) so với nhóm người còn lại (26,1%).
Rối loạn lo âu sẽ khiến bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng và sợ hãi một cách dữ dội, dai dẳng trong mọi tình huống hàng ngày. Thông thường, tình trạng này liên quan đến sự lặp đi lặp lại của cảm giác lo lắng mãnh liệt và sợ hãi đột ngột lên đến đỉnh điểm.
Rối loạn lo âu hậu COVID-19 có các triệu chứng trùng lặp với các rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn stress sau chấn thương (PTSD), cơn hoảng sợ kịch phát.
Những người bị mắc chứng rối loạn lo âu hậu Covid-19 thường có các biểu hiện sau:
Cảm thấy sợ đám đông, sợ phải ra khỏi nhà, sợ hãi không rõ nguyên nhân, gây ám ảnh.
Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng và có các dấu hiệu về thể chất như đổ mồ hôi, run rẩy, cảm thấy yếu sức, nhịp tim tăng cao.
Tăng sử dụng chất kích thích như rượu.
Ám ảnh với việc rửa tay và dành nhiều thời gian để theo dõi các dấu hiệu bệnh tật.
Ngoài các tình huống cần thiết, bạn có xu hướng tự cô lập bản thân.
Bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
Đứng ngồi không yên, không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục.
Khả năng tập trung kém, suy giảm trí nhớ.
Xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe thể chất như đau đầu hoặc đau bụng một cách bất thường.
Một nghiên cứu vào ăn 2021 chỉ ra rằng các triệu chứng của rối loạn lo âu có thể tệ dần theo thời gian, bởi vậy nếu bạn cảm thấy mình có dấu hiệu của tình trạng này thì hãy liên hệ ngay bác sĩ để hỗ trợ kịp thời nhé!
Lo âu đã có trước khi mắc COVID-19, chiếm khoảng 8%.
Cách ly xã hội trong thời gian mắc bệnh.
Nằm viện dài ngày.
Sự kỳ thị của những người xung quanh về việc bệnh nhân có SARS-CoV-2.
Sợ lây truyền bệnh cho người khác.
Không chắc chắn có khỏi COVID-19.
Việc bị xa lánh, bị kỳ thị, nỗi sợ hãi khi mắc Covid-19.
Cảm giác tội lỗi khi vô tình lây lan bệnh cho người thân, bạn bè.
Những suy nghĩ lo lắng và không chắc chắn rằng liệu mình có khỏi bệnh không.
Tiếp xúc với quá nhiều tin tức tiêu cực về dịch bệnh.
Phải cách ly, giãn cách xã hội và không tiếp xúc hay trò chuyện với người khác.
Bạn có thể tự cải thiện tình trạng rối loạn lo âu của bản thân bằng cách hạn chế đọc tin tức tiêu cực; mở lòng và tâm sự với người thân, bạn bè về tâm trạng của mình; xây dựng lịch trình sinh hoạt khỏe mạnh với các hoạt động giải tỏa căng thẳng như tập thể dục, tập yoga và bổ sung các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe như Nhân Sâm, Hồng Sâm, Hắc Sâm...
Ngoài ra, nếu tình trạng lo lắng lặp lại thường xuyên và kéo dài, bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia, tâm lý để được điều trị với lộ trình trị liệu phù hợp nhé!
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com