Hotline

0902158663
MENU
0
23/05/2024 - 9:56 PMedallyhanquoc.vn 254 Lượt xem

Chắc hẳn mọi người cũng đã từng nghe câu “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” rồi đúng không? Đó là quy định bắt buộc khi quảng cáo về các loại Thực phẩm chức năng (TPCN) trên thị trường, để tránh nhầm lẫn với thuốc.

Vì thực trạng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi ngày càng phổ biến hơn nên hôm nay mình muốn viết về quá trình từ hoạt chất đến thuốc để mọi người dễ dàng hình dung ra được thời gian để hình thành nên thuốc kéo dài như thế nào, rồi cân nhắc sử dụng thuốc đúng mục đích, thời điểm, tránh lạm dụng thuốc cũng như phân biệt được thuốc và Thực phẩm chức năng nhé!

Con đường hình thành của Thực phẩm chức năng khác với thuốc

Con đường hình thành của Thực phẩm chức năng khác với thuốc

1. Giai đoạn khám phá phát triển thuốc và tiền lâm sàng (Thực phẩm chức năng không cần trải qua giai đoạn này)

Đây là giai đoạn khá thú vị, đó là các nhà khoa học sẽ tìm kiếm, xác định các hoạt chất có tiềm năng trong điều trị bệnh. Từ hàng nghìn hoạt chất tiềm năng, sau khi chọn được một hoạt chất có triển vọng, họ sẽ tiến hành thí nghiệm để thu thập thông tin về dược động học, dược lực học, tương tác thuốc,…

Sau khi đã tìm kiếm xong công thức của hoạt chất chính, thì giai đoạn thử hoạt chất trên mô hình động vật được tiến hành để đánh giá tính an toàn và hiệu quả, từ đó chất có tiềm năng nhất sẽ được sử dụng để đến với giai đoạn tiếp theo. Đó là giai đoạn lâm sàng.

Giai đoạn khám phá phát triển thuốc và tiền lâm sàng

Giai đoạn khám phá phát triển thuốc và tiền lâm sàng

2. Giai đoạn lâm sàng của thuốc (Thực phẩm chức năng không cần trải qua giai đoạn này)

Giai đoạn lâm sàng sẽ được chia thành 4 giai đoạn nhỏ và được thực hiện trên người, mỗi giai đoạn sẽ được dùng để trả lời các câu hỏi khác nhau trong quá trình nghiên cứu.

Giai đoạn 1: Thử nghiệm trên nhóm nhỏ người tình nguyện khỏe mạnh từ 10-80 người tham gia, để đánh giá tính an toàn, dược động học, liều lượng và để tìm được đường dùng phù hợp nhất cho hoạt chất. Giai đoạn này sẽ thường kéo dài từ vài tháng đến 1 năm. Theo FDA, khoảng 70% số hoạt chất sẽ được chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Thử nghiệm này nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của hoạt chất trong điều trị bệnh cụ thể. Số người  tham gia ở giai đoạn này thường từ 100-300 và thường kéo dài từ vài tháng đến tận 2 năm. Tuy quy mô của giai đoạn này lớn hơn so với giai đoạn 1, nhưng dữ liệu thu thập được từ giai đoạn này vẫn chưa đủ lớn để xác định rủi ro tổng thể. FDA ước tính khoảng 33% hoạt chất sẽ đủ điều kiện đến với      giai đoạn 3.

Giai đoạn lâm sàng của thuốc

Giai đoạn lâm sàng của thuốc

Giai đoạn 3: Thử nghiệm này hiệu quả và an toàn của hoạt chất, so sánh với thuốc tiêu chuẩn hoặc giả dược. Các bác sĩ sẽ so sánh phương pháp điều trị mới với phương pháp điều trị tiêu chuẩn bằng cách phân người bệnh thành từng nhóm khác nhau và nhận các phương pháp điều trị khác nhau. Từ đó, họ có thể dễ dàng so sánh được đâu là phương pháp điều trị tốt nhất, liệu phương pháp điều trị mới này có phải      là phương pháp tối ưu hay không. Quy mô ở giai đoạn này từ hàng trăm đến hàng triệu người tham gia và tiến hành ở nhiều khu vực trên toàn cầu, kéo dài trong vòng nhiều năm. Khoảng 25-30% hoạt chất sẽ được chuyển sang giai đoạn cuối cùng, giai đoạn 4. (Khi đã chứng minh được độ an toàn và hiệu quả của thuốc thông qua giai đoạn 3 (hoặc thậm chí là giai đoạn 2) thì hoạt chất sẽ được đăng kí lên FDA (Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm) thông qua để được chấp nhận sử dụng và đưa ra thị trường)

Giai đoạn 4: Ngay cả khi được FDA chấp thuận thì việc sử dụng thuốc ngoài thị trường vẫn cần tiếp tục được theo dõi trong thời gian dài trong các nghiên cứu giai đoạn 4. Các thông tin có thể thu được trong giai đoạn này đó là các tác dụng phụ xuất hiện sau thời gian dài sử dụng, hoặc các tác dụng khác được ghi nhận nằm ngoài tác dụng chính được ghi trên nhãn. Thông tin được tập hợp từ hiệu quả sử dụng thuốc của người bệnh trong thực tế. (Ví dụ như các vaccin dự phòng Covid-19, vì thời gian gấp rút nên quá trình nghiên cứu vaccin cũng được tiến hành nhanh gọn nhất có thể, tuy nhiên khi sử dụng trên người rồi thì vẫn được tiếp tục theo dõi và gần đây đã xuất hiện các bài báo đề cập về tác dụng phụ liên quan đến đông máu của hãng X chẳng hạn).

3. Giai đoạn xin cấp phép của thuốc (Thực phẩm chức năng cần trải qua giai đoạn này)

Đây là giai đoạn các hãng dược phẩm sẽ nộp hồ sơ xin cấp phép lưu hành thuốc cho cơ quan quản lý dược phẩm. Và nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, cơ quan quản lý sẽ cấp phép lưu hành thuốc. Đây là giai đoạn hoạt chất chính thức được đưa vào quá trình sản xuất tại nhà máy.

Giai đoạn xin cấp phép của thuốc

Giai đoạn xin cấp phép của thuốc

4. Giai đoạn sản xuất thuốc (Thực phẩm chức năng cần trải qua giai đoạn này)

Tại nhà máy hoạt chất sẽ trải qua một số các quy trình chính như:

Kiểm nghiệm (QC) nguyên liệu đầu vào: bao gồm hoạt chất chính, tá dược, bao bì,…

Nghiên cứu và phát triển thuốc (R&D): đây là giai đoạn mà các nghiên cứu viên phải lên công thức mẫu, kết hợp hoạt chất và tá dược để được một công thức đảm bảo về hiệu quả, độ ổn định, độ cứng,…để thuốc phát huy đúng tác dụng và ổn định suốt thời gian lưu hành ngoài thị trường.

Sản xuất thuốc: dựa vào công thức mẫu do R&D cung cấp, bộ phận sản xuất sẽ tiến hành sản xuất ở quy mô lớn tại nhà máy theo quy trình GMP (Good Manufacturing Practice).

Kiểm định chất lượng (QC) bán thành phẩm: đây là giai đoạn các kiểm nghiệm viên sẽ kiểm tra về các yêu cầu liên quan đến nồng độ hoạt chất chính có đạt yêu cầu hay không, nồng độ các tạp chất, kim loại nặng có vượt ngoài ngưỡng cho phép hay không, nồng độ vi sinh vật có vượt ngưỡng cho phép không,…

Cuối cùng là đóng gói thành phẩm, bảo quản, lưu kho.

Giai đoạn sản xuất của thuốc

Giai đoạn sản xuất thuốc

5. Giai đoạn phân phối thuốc (Thực phẩm chức năng cần trải qua giai đoạn này)

Đây là giai đoạn thuốc sẽ được phân phối đến đến bệnh viện, nhà phân phối, nhà thuốc bán lẻ và đến tay người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, hiện nay đang tiến hành một giai đoạn khá mới đó là “Đánh giá công nghệ y tế - HTA (Health Technology Assessment). Đây là giai đoạn khi thuốc đã ra thị trường, được sử dụng một thời gian, các nghiên cứu riêng lẻ đánh giá về hiệu quả, chi phí, độ an toàn trên người dùng đã được thực hiện. Sau đó, các nghiên cứu viên sẽ tổng hợp các kết quả này, kết hợp với đánh giá khả năng chi trả của người bệnh dựa trên GDP đầu người tại Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về hiệu quả người bệnh sẽ đạt được và mức chi phí người bệnh cần chi trả trên 1 đơn vị hiệu quả là cao hay thấp, hợp lý hay không đối với người dùng. Để rồi từ đó các nghiên cứu này sẽ là căn cứ trình bày lên các cơ quan bảo hiểm xã hội, nếu nghiên cứu là có giá trị khoa học, thuốc sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả một phần, người bệnh chi trả một phần để được hưởng lợi từ thuốc.

Giai đoạn phân phối thuốc

Giai đoạn phân phối thuốc

Đây là toàn bộ bức tranh từ hoạt chất đến thuốc. Có thể thấy được quá trình từ lúc còn là hoạt chất đến khi thành thuốc và sử dụng trên người bệnh là một khoảng thời gian rất dài, chưa kể đến là các nghiên cứu giai đoạn 4 còn nghiên cứu trong quá trình sử dụng trên thị trường nữa. Để một kháng sinh ra đời có thể mất từ vài năm đến vài chục năm, rồi có khi vài chục năm sau mới phát hiện ra tạp chất X,Y nào đấy có trong thuốc có khả năng gây ung thư hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khác thì lại phải thu hồi. Đau lòng hơn đó là quá trình nghiên cứu ra kháng sinh mất thời gian rất dài như vậy, nhưng theo WHO Việt Nam lại là nước có tốc độ đề kháng thuốc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Thế là các nhà khoa học lại phải tìm kiếm các hoạt chất mới, rồi phải đến vài chục năm sau mới có được kháng sinh thay thế được thuốc cũ hoặc có thể là không. Nên việc sử dụng thuốc hợp lý, không lạm dụng không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo tồn được các loại thuốc khó, thuốc hiếm trên thị trường, để khi cần còn có cái mà sử dụng nhé!

6. Thực phẩm chức năng khác thuốc như thế nào?

Thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc là hai loại sản phẩm khác nhau với mục đích sử dụng, quy định và cơ chế tác động khác nhau. Vốn dĩ Thực phẩm chức năng không bị bắt buộc phải trải qua các giai đoạn và kiểm tra nghiêm ngặt giống như thuốc, nên vẫn có nhiều loại TPCN trên thị trường không thể đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng như thuốc được. Dưới đây là những lý do chính tại sao thực phẩm chức năng không phải là thuốc:

6.1. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc do mục đích sử dụng khác nhau

Thực phẩm chức năng: Được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ chức năng sinh lý cơ thể, và duy trì hoặc cải thiện sức khỏe. Chúng không nhằm điều trị, chẩn đoán, hoặc ngăn ngừa bệnh tật.

Thuốc: Được thiết kế để điều trị, chẩn đoán, hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Thuốc có thể tác động trực tiếp đến quá trình sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể.

6.2. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc do quy định và quản lý khác nhau

Thực phẩm chức năng: Thường được quản lý như thực phẩm, nghĩa là các quy định về an toàn và ghi nhãn khác so với thuốc. Chúng không cần phải trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt như thuốc trước khi được đưa ra thị trường.

Thuốc: Phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về thử nghiệm lâm sàng, an toàn, hiệu quả và chất lượng. Thuốc cần được cơ quan y tế có thẩm quyền (như FDA ở Mỹ) phê duyệt trước khi được bán ra thị trường.

6.3. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc do thành phần và cơ chế tác động khác nhau

Thực phẩm chức năng: Thường chứa các thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, axit amin, enzym, chất xơ, thảo dược và các chất chiết xuất từ thực phẩm. Cơ chế tác động chủ yếu là bổ sung hoặc hỗ trợ dinh dưỡng.

Thuốc: Chứa các thành phần dược chất có hoạt tính sinh học mạnh và có thể tác động trực tiếp đến các cơ quan và hệ thống trong cơ thể để điều trị bệnh. Thuốc thường có cơ chế tác động cụ thể và mạnh mẽ hơn so với thực phẩm chức năng.

6.4. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc do ghi nhãn và quảng cáo khác nhau

Thực phẩm chức năng: Ghi nhãn và quảng cáo phải tuân theo các quy định về thực phẩm, không được tuyên bố khả năng điều trị, chẩn đoán, hoặc ngăn ngừa bệnh tật.

Thuốc: Ghi nhãn và quảng cáo phải tuân theo các quy định chặt chẽ hơn, bao gồm thông tin về liều dùng, tác dụng phụ, chống chỉ định và các khuyến cáo y tế khác.

6.5. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc do sự kiểm tra và chứng minh hiệu quả khác nhau

Thực phẩm chức năng: Không yêu cầu chứng minh hiệu quả thông qua các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, các tuyên bố về lợi ích sức khỏe cần có bằng chứng khoa học hỗ trợ.

Thuốc: Phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng để chứng minh hiệu quả và an toàn trước khi được phê duyệt.

Như vậy, Thực phẩm chức năng và thuốc có vai trò và mục đích sử dụng khác nhau trong việc chăm sóc sức khỏe. Trong khi Thực phẩm chức năng hỗ trợ dinh dưỡng và duy trì sức khỏe, thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh cụ thể với yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và hiệu quả. Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm đúng cách và hợp lý.

Thực phẩm chức năng Edally BH Hàn Quốc không phải là thuốc và không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh

Thực phẩm chức năng Edally BH Hàn Quốc không phải là thuốc và không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...
Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...
7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh 7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh
Sống khỏe thực ra không khó như chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi người đều có thể tạo ra một lối sống lành mạnh phù hợp với bản thân mình. Vậy làm thế nào để...
Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não
Đột quỵ não, một tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng, không chỉ gây tổn thương đến chức năng vận động mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của...
Loại Bỏ Hoàn Toàn Mỡ Lợn Khỏi Chế Độ Ăn: Đúng Hay Sai? Loại Bỏ Hoàn Toàn Mỡ Lợn Khỏi Chế Độ Ăn: Đúng Hay Sai?
Trong thời gian gần đây, mỡ lợn đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng dinh dưỡng. Một số người tin rằng việc loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn...
5 Mẹo Giảm Đau Bụng Kinh Ngay Lập Tức Cho Chị Em Trong Những Ngày Đèn Đỏ 5 Mẹo Giảm Đau Bụng Kinh Ngay Lập Tức Cho Chị Em Trong Những Ngày Đèn Đỏ
Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến...
Lợi Ích Của Việc Cho Con Bú Đối Với Sức Khỏe Phụ Nữ Lợi Ích Của Việc Cho Con Bú Đối Với Sức Khỏe Phụ Nữ
Nuôi con bằng sữa mẹ - ai cũng biết là tốt, là quan trọng, mang lại vô vàn lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc rằng lợi ích của việc...
Mối Liên Hệ Giữa Giấc Ngủ Và Mái Tóc Mối Liên Hệ Giữa Giấc Ngủ Và Mái Tóc
Như chúng ta đã được nghe cảnh báo khắp trên các trang mạng báo đài là “Mất ngủ là kẻ thủ của mái tóc”, “Stress là nguyên nhân gây rụng tóc hàng loạt”....
Aflatoxin - Thủ Phạm Gây Ung Thư Ngay Trong Gian Bếp Nhà Bạn Aflatoxin - Thủ Phạm Gây Ung Thư Ngay Trong Gian Bếp Nhà Bạn
"Nấu ăn tại nhà, mang cơm đi làm - Ai cũng khẳng định đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ thực phẩm bẩn tràn lan. Điều đó là đúng,...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon