Hotline

0902158663
MENU
0
11/01/2024 - 7:45 PMedallyhanquoc.vn 357 Lượt xem

Suy tim là một vấn đề sức khỏe thầm lặng ngày càng tăng tại châu Á - Thái Bình Dương cần được nhận thức rộng rãi hơn.

Theo kết quả nghiên cứu thống kê của các tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán suy tim là 50%, cao hơn nhiều so với nhiều loại ung thư.

Người trên 60 tuổi, người thừa cân hoặc bị tiểu đường, mỡ máu vượt ngưỡng hay tăng huyết áp là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

1. Những triệu chứng sớm cảnh báo bệnh suy tim

Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, thăm khám ngay khi phát hiện từ 2 - 3 triệu chứng đồng thời bao gồm:

  • Đau tức ngực.

  • Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau dạ dày.

  • Chóng mặt hoặc choáng váng.

  • Dễ kiệt sức.

  • Ngủ ngáy.

  • Ho không ngừng.

  • Phù chân, bàn chân và cổ chân.

  • Nhịp tim nhanh.

  • Nhầm lẫn, giảm khả năng suy nghĩ.

9 triệu chứng sớm của bệnh suy tim

9 triệu chứng sớm của bệnh suy tim

2. Dấu hiệu khởi phát của bệnh suy tim

Đặc biệt, khi có dấu hiệu khởi phát dưới đây, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất:

  • Khó thở khi đang nằm, thở gắng sức.

  • Ho dữ dội, có thể ho ra đờm lẫn máu, màu hồng hoặc đỏ.

  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực.

Ngoài ra, một số triệu chứng như khó thở khi tập thể dục hoặc khi nghỉ ngơi, sưng tấy ở mắt cá chân, chướng bụng, mệt mỏi và chán ăn…có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy tim.

3. Cách phòng ngừa biến chứng của bệnh suy tim

Phòng ngừa biến chứng của bệnh suy tim đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến lối sống và quản lý sức khỏe hàng ngày.

Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy tim, bệnh nhân nên:

  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Không làm việc hoặc hoạt động gắng sức.

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia.

  • Kiểm soát căng thẳng, duy trì tâm trạng vui vẻ, tích cực.

  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo.

  • Kiểm soát cân nặng và chỉ số BMI.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

  • Khi có dấu hiệu trở nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

4. Người bệnh suy tim cần lưu ý điều gì?

Suy tim là “đích đến” cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch, là tình trạng cơ tim không còn đủ sức co bóp để bơm đủ máu đến các cơ quan.  Theo các chuyên gia Tim mạch, những người mắc bệnh suy tim cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để có thể kiểm soát và cải thiện bệnh. Cụ thể:

4.1. Người bệnh suy tim nên:

  • Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi để chống oxy hóa, kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu.

  • Bổ sung Kali, đặc biệt là những trường hợp suy tim có sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị.

  • Ăn ít muối, thậm chí loại bỏ hoàn toàn nếu bệnh nhân bị suy tim nặng vì muối làm tăng tích nước, gây phù nề, khó thở. Lượng muối được khuyến cáo là ≤ 2.000mg, tốt nhất là dưới 1500mg/ngày.

  • Ăn nhiều cá, thịt nạc và ưu tiên luộc, hấp thay vì sử dụng các loại thịt đỏ, mỡ, thức ăn nhanh, đồ chiên, xào, rán, trứng, đậu…

4.2. Người bệnh suy tim không nên:

  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá vì các chất này có thể gây tăng huyết áp, tạo cảm giác khó thở, đau tức ngực.

  • Uống  nước quá nhiều vì nước làm tăng tình trạng phù nề. Người suy tim chỉ nên uống nước khi thấy khát, tối đa 1 lít/ngày.

  • Căng thẳng, lo âu vì stress khiến bệnh suy tim trở nên trầm trọng hơn.

  • Tùy từng giai đoạn suy tim mà chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của người bệnh sẽ khác nhau. Nếu bị suy tim, bạn nên đi khám thường xuyên để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều chỉnh phù hợp.

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh suy tim

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh suy tim

5. Bí quyết giúp chăm sóc bệnh nhân suy tim

Tỷ lệ tử vong sau khi nhập viện của bệnh nhân suy tim theo thống kê lên đến 42,3% sau 5 năm. Theo các chuyên gia Tim mạch, nếu nắm được các phương pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách kết hợp cùng chế độ dùng thuốc hợp lý thì tỷ lệ sống và sức khỏe của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Khi mắc suy tim, cần làm gì để hạn chế tối đa nguy cơ tử vong?

Tuân thủ điều trị thuốc: Việc sử dụng thuốc đối với người mắc suy tim là điều rất cần thiết để giảm bớt các triệu chứng cũng như tăng khả năng gắng sức ở người bệnh. Do đó, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng.

Vận động thể chất mỗi ngày và cố gắng duy trì lối sống tích cực: Đi bộ, tập dưỡng sinh hay đạp xe đều là những bài tập rất tốt cho tim mạch. Nên dành ra 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần tập luyện để tăng cường sức khỏe trái tim, giảm nguy cơ nhập viện và gặp ít biến chứng của bệnh hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên giảm lượng muối trong chế độ ăn bởi tình trạng dư thừa muối trong cơ thể sẽ dẫn tới thừa dịch và tăng huyết áp. Hậu quả là trái tim phải làm việc nhiều hơn và suy yếu nhanh hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng rượu, bia vì chúng cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch.

Nhận biết triệu chứng kịp thời: Việc nhận biết các triệu chứng kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng để phát hiện suy tim từ sớm. Nên đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, ho liên tục không ngừng

  • Khò khè hoặc tức nặng ngực

  • Thức giấc vào ban đêm vì khó thở

  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột.

6. Thực phẩm chức năng nào giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy tim hiệu quả?

Trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy tim, có một số Thực phẩm chức năng có thể mang lại lợi ích đặc biệt. Dưới đây là Top những Thực phẩm chức năng được biết đến với khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch tuyệt vời:

Top những Thực phẩm chức năng nên dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy tim

Top những Thực phẩm chức năng nên dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy tim

Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Tuy phổ biến hơn ở những người cao tuổi (>55 tuổi) nhưng căn bệnh này có thể xảy ra với mọi đối tượng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Suy tim vẫn có thể điều trị nếu phát hiện ở giai đoạn đầu và tiến hành điều trị sớm bằng thay đổi lối sống, dùng thuốc, các biện pháp can thiệp.

Các chuyên gia Tim mạch khuyên rằng: Đối với những người đã bị suy tim cần điều trị sớm và đi khám định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh một cách sát sao. Đối với những người chưa mắc bệnh nên điều trị hiệu quả các bệnh tim mạch sẵn có như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim,... sẵn có hoặc các bệnh lý nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp,... Đồng thời, thường xuyên đi khám để tầm soát, dự phòng nguy cơ suy tim.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Detox Thải Độc Cơ Thể Sai Cách - Hậu Quả Khó Lường Detox Thải Độc Cơ Thể Sai Cách - Hậu Quả Khó Lường
Gần đây, trào lưu detox thải độc cơ thể bằng nước cốt chanh lại “gây sốt” trên mạng xã hội. Nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau chia sẻ kinh nghiệm...
Da Yếu Và Thách Thức Trong Điều Trị Mụn Trên Nền Da Yếu Da Yếu Và Thách Thức Trong Điều Trị Mụn Trên Nền Da Yếu
Bạn từng thử một sản phẩm trị mụn “siêu nổi tiếng”, ai dùng cũng khen, nhưng da bạn thì… đỏ rát, bong tróc, nổi mụn nhiều hơn? Không phải vì sản phẩm...
Dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Có Thực Sự Giúp Phòng Ngừa Đột Quỵ Không? Dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Có Thực Sự Giúp Phòng Ngừa Đột Quỵ Không?
Đột quỵ, hay còn gọi theo dân gian là trúng gió, trúng phong, tai biến. Bệnh có thể xảy ra đột ngột và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và...
Cảnh Giác Với Các Bệnh Lý Lây Nhiễm Trong Mùa Mưa Để Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe Cảnh Giác Với Các Bệnh Lý Lây Nhiễm Trong Mùa Mưa Để Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe
Mùa mưa không chỉ mang lại không khí dịu mát sau những ngày nắng gắt, mà còn là thời điểm các bệnh lý lây nhiễm bùng phát mạnh do điều kiện môi trường ẩm...
Cách Kiểm Soát Tăng Huyết Áp Hiệu Quả Tại Nhà Cách Kiểm Soát Tăng Huyết Áp Hiệu Quả Tại Nhà
Bạn có thể thấy mình khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, không triệu chứng - nhưng huyết áp có thể đang âm thầm tăng cao.
Tăng Huyết Áp Ẩn Giấu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Tăng Huyết Áp Ẩn Giấu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Không ít người cho rằng huyết áp của mình bình thường, chỉ vì khi đo tại nhà không thấy cao. Thế nhưng, Tăng huyết áp ẩn giấu - một căn bệnh âm thầm không...
Rối Loạn Lipid Máu: Bản Chất, Nguy Cơ Và Hướng Xử Trí Ban Đầu Rối Loạn Lipid Máu: Bản Chất, Nguy Cơ Và Hướng Xử Trí Ban Đầu
Rối loạn lipid máu còn được gọi là rối loạn mỡ máu là tên của một bệnh lý mà dân gian thường gọi là cao mỡ trong máu hoặc dư mỡ trong máu.
Lipid Là Gì Và Mức Độ Nguy Hiểm Của Rối Loạn Lipid Máu Trong Cơ Thể? Lipid Là Gì Và Mức Độ Nguy Hiểm Của Rối Loạn Lipid Máu Trong Cơ Thể?
Bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển...
Dày Thất Trái - Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhưng Ít Người Biết Dày Thất Trái - Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhưng Ít Người Biết
Phì đại tâm thất ở tim, trong đó dày thất trái được coi như một mối nguy thường trực đối với sức khỏe tim mạch của người bệnh tăng huyết áp.
Phân Biệt Cường Giáp Và Suy Giáp Dễ Hiểu, Dễ Nhớ Có Thể Bạn Chưa Biết Phân Biệt Cường Giáp Và Suy Giáp Dễ Hiểu, Dễ Nhớ Có Thể Bạn Chưa Biết
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm ở trước và chính giữa cổ. Tuyến giáp sản xuất các hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon