Những sự việc đau lòng này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ đột quỵ, ngay cả khi chúng ta đang tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Hiện nay, tỷ lệ người mắc đột quỵ khi chơi thể thao ngày càng gia tăng và xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân là gì? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh đột quỵ
Môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ, nhất là với người có yếu tố nguy cơ về tim mạch hoặc huyết áp. Các trường hợp đột quỵ hay tử vong trên đường chạy nói riêng và chơi thể thao nói chung đa phần liên quan vấn đề về tim mạch. Khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người có bệnh lý tim mạch từ trước.
Đột quỵ ở vận động viên, người chơi thể thao xảy ra phổ biến nhất ở thời điểm trong hoặc sau khi tập luyện và thi đấu cường độ cao. Nguyên nhân chính là do Bệnh cơ tim phì đại, Rối loạn nhịp tim, Bệnh van tim, Tim bẩm sinh, hoặc do sử dụng chất kích thích như doping.
Chạy bộ nói riêng và thể thao nói chung, luôn có lợi cho sức khỏe tổng thể và hệ tim mạch. Tuy nhiên, nếu không Kiểm soát nhịp tim khi tập, dễ dẫn đến cơn đau tức ngực, loạn nhịp tim, thậm chí gây đột quỵ.
Khi tham gia các môn thể thao, nhịp tim và huyết áp thay đổi đột ngột có thể gây ra các biến cố sức khỏe nghiêm trọng như ngất xỉu, nhồi máu cơ tim, và thậm chí là đột tử. Phần lớn nguyên nhân là vì khi chúng ta vận động với cường độ quá cao khiến nhu cầu máu, oxy và dinh dưỡng lên não tăng lên đột ngột, nếu không cung cấp máu lên não kịp thời có thể gây ra đột quỵ.
Ngoài ra, suy giãn tĩnh mạch cũng là bệnh lý phổ biến với người hay chơi thể thao. Đây là bệnh lý liên quan đến quá trình vận chuyển máu từ tim đến các bộ phận trên cơ thể, với các dấu hiệu cảnh báo điển hình: Tê bì, nặng chân, chuột rút, nổi gân xanh/đỏ, phù, loét chi… Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến hoại tử, biến đổi sắc tố da, nghiêm trọng nhất gây thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng.
Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ từ sớm chính là giải pháp giúp phòng ngừa và hạn chế những di chứng nặng nề, gánh nặng kinh tế cho gia đình. Đừng chủ quan nếu thấy các dấu hiệu dưới đây:
Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.
Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ.
Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Khi nhận thấy người thân hay ai đó có những dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, bạn cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh.
Tập luyện thể dục gắng sức như chạy bộ cường độ cao… có thể dẫn tới đột quỵ ở cả người già và người trẻ. Người dưới 35 tuổi có nguy cơ cao hơn, hay nam giới có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn nữ giới. Các bộ môn thể thao đòi hỏi gắng sức cao như chạy dài, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền… cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ tim. Đặc biệt là đối tượng mắc những bệnh lý như Cơ tim giãn nở, Bệnh mạch vành… Và chỉ khi người bệnh vận động gắng sức, đột ngột mới phát hiện bệnh.
Nhiều trường hợp người bệnh dù đã đi khám sức khỏe nhưng vẫn không phát hiện được bệnh do chưa gắng sức, hoặc các dấu hiệu bệnh không rõ ràng. Người có yếu tố nguy cơ cao như gia đình có bệnh tim, mắc các bệnh đái tháo đường, thận mạn tính, tăng lipid máu… hoặc vận động viên chuyên nghiệp cần tham gia tầm soát chuyên sâu, để tham gia các hoạt động thể thao an toàn, nếu có bệnh sẽ được điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
Mùa lạnh thường những người lớn tuổi có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, bệnh mạch vành rất dễ nguy cơ bị đột quỵ khi hoạt động gắng sức như lên xuống cầu thang bộ hoặc sinh hoạt ngoài trời như tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao.
4.1. Khi phát hiện một ai đó nằm bất động, hôn mê hoặc còn tỉnh nhưng vật vã ngoài hiện trường, hãy lay gọi và thử hỏi tên xem bệnh nhân có còn tỉnh táo trả lời hoặc đáp ứng gì hay không? Nếu không hãy gọi ngay Cấp Cứu 115 và tiến hành sơ cấp cứu. Gọi Cấp Cứu 115 bằng cách bấm điện thoại số 115 từ điện thoại di động hoặc máy để bàn (không cần bấm mã vùng). Hoặc ở Tp.HCM có thể gọi trực tiếp cho ba đầu số khẩn cấp 113 - 114 - 115 đã được liên thông tổng đài.
4.2. Kiểm tra mạch cảnh (hoặc mạch quay) và hơi thở: nếu còn hãy xoay bệnh nhân nằm tư thế an toàn (nghiêng đầu một bên) để tránh tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đàm nhớt hoặc thức ăn bị trào ngược trong miệng, thận trọng khi xoay chuyển để bảo vệ cột sống cổ đề phòng bệnh nhân có thể có té ngã trước đó gây tổn thương tủy sống cổ. Luôn ở bên cạnh theo dõi bệnh nhân, gọi thêm người đến giúp và chờ Cấp Cứu 115 đến hiện trường.
4.3. Nếu sờ không thấy mạch quay, mạch cảnh: áp tai nghe hơi thở từ mũi bệnh nhân đồng thời quan sát lồng ngực có di động không, nếu vẫn không thấy gì thì tiến hành ngay hồi sinh tích cực (CPR) bằng cách ấn tim ngoài lồng ngực, ấn liên tục 100 lần/phút. Có thể hoặc không nhất thiết phải thổi ngạt hô hấp nhân tạo nếu không thấy thuận tiện, tuy nhiên cần làm sạch đàm nhớt hoặc lấy bỏ dị vật trong miệng bệnh nhân ra để làm thông thoáng đường thở bằng động tác ngửa đầu nâng cằm. Duy trì ấn tim liên tục và gọi thêm người đến cùng giúp đỡ. Chỉ ngưng hồi sinh tích cực khi bệnh nhân đã dần tỉnh lại và có thể tự thở lại được. Luôn ở bên cạnh bệnh nhân chờ Cấp Cứu 115 đến hiện trường.
4.4. Không nên sử dụng bất kỳ thuốc gì hoặc làm điều gì có hại cho bệnh nhân như chích lể máu, thoa dầu, bóp rượu, nhỏ chanh vào miệng,...
Lưu ý: Cấp cứu đột quỵ ngay trong “giờ vàng” sẽ nâng cao khả năng sống sót và hồi phục cho người bệnh.
Để thỏa mãn đam mê tập luyện mà không lo nguy cơ đột quỵ, phòng chống các tai biến không đáng có, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi hoạt động thể dục thể thao:
Khởi động, làm nóng cơ thể.
Lựa chọn môn thể thao phù hợp và tập luyện vừa sức.
Theo dõi tín hiệu từ cơ thể để dừng/điều chỉnh hoạt động phù hợp.
Đặc biệt là hãy chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng cách bổ sung 2 viên Tinh dầu thông đỏ Edally Pine Needle Capsule mỗi ngày. Với hàm lượng cao 98% Tinh dầu thông đỏ nguyên chất Hàn Quốc, được xử lý và chiết xuất bằng công nghệ cao từ những cây thông hàng trăm tuổi giúp:
Đánh tan mỡ máu, làm sạch cặn bẩn, mảng xơ vữa trong thành mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn.
Ngăn ngừa hình thành cục huyết khối.
Tăng cường lưu thông máu lên não.
Giảm nguy cơ và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Giảm cholesterol xấu, cải thiện lipid trong máu, tăng lưu lượng máu.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Đừng để cơ hội bảo vệ sức khỏe trôi qua. Hãy đặt mua Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule ngay hôm nay để tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh, năng động.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com