Hotline

0902158663
MENU
0
26/11/2023 - 8:45 PMedallyhanquoc.vn 303 Lượt xem

Bệnh suy giáp là một tình trạng sức khỏe khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Hai loại hormone này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát năng lượng cơ thể và tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau.

Bệnh suy giáp là một vấn đề sức khỏe thường gặp ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Nhưng đâu là nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này, và liệu nó có nguy hiểm không? Để hiểu được vấn đề này, các bạn cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu chi tiết về bệnh suy giáp trong bài viết này.

Bệnh suy giáp là gì, có chữa khỏi được không và cách điều trị thế nào?

Bệnh suy giáp là gì, có chữa khỏi được không và cách điều trị thế nào?

1. Suy giáp là bệnh gì?

Suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp - Hypothyroidism) là một tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp - “tuyến giáp kém hoạt động”, không sản sinh ra đủ lượng hormon giáp cơ thể cần như Thyroxine, T4, T3. Kết quả là làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể người dẫn đến tình trạng tăng cân, mệt mỏi, uể oải,…

2. Nguyên nhân gây bệnh suy giáp là gì?

Nguyên nhân chính của bệnh suy giáp thường liên quan đến một số yếu tố gen và môi trường. Các yếu tố gen có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, trong khi môi trường bao gồm thuốc, thực phẩm, yếu tố stress, và các yếu tố ngoại vi khác có thể kích thích sự phát triển của bệnh.

2.1. Nguyên nhân gây bệnh suy giáp nguyên phát:

Tự miễn (Viêm giáp Hashimoto, kháng thể kháng thụ thể TSH - Anti-TPO…), teo tuyến giáp bẩm sinh.

2.2. Nguyên nhân gây bệnh suy giáp thứ phát:

Dùng thuốc ức chế (Iode, Lithium, Metoclopropamide, Domperidon, Interleukin-2, Interferon alpha, Amiodarone,...), sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp (điều trị cường giáp), hay xạ trị, hoặc liệu pháp hormon không thích hợp), thiếu iod trong chế độ ăn, sau mắc bệnh lý tuyến yên hoặc vùng dưới đồi khiến không thể kích hoạt tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp.

3. Ai dễ bị bệnh suy giáp?

Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam. Thường gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi, có người thân hoặc bản thân mắc bệnh tự miễn, đã từng xạ trị iod hoặc dùng thuốc ức chế tuyến giáp, tiền sử chiếu xạ vùng cổ hoặc ngực trên, đã từng phẫu thuật cắt toàn phần hoặc một phần tuyến giáp, đã từng mang thai, sinh con trong vòng 6 tháng vừa qua.

4. Triệu chứng của bệnh suy giáp

Các triệu chứng của suy giáp thường kín đáo, thậm chí không đáng chú ý cho đến khi bệnh phát triển đần đến nặng thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Hơn nữa các triệu chứng rất khác nhau ở mỗi người, không có triệu chứng duy nhất nào giúp chẩn đoán chắc chắn bệnh suy giáp. Các triệu chứng thường được phân thành những nhóm sau:

4.1. Bệnh suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất:

  • Mệt mỏi và kiệt sức ngay cả sau một giấc ngủ dài, luôn có cảm giác buồn ngủ, cảm thấy buồn bã và chán nản, cử động, phản xạ và lời nói chậm chạp, chịu lạnh kém, tăng cân (mặc dù không thay đổi trong chế độ ăn uống và luyện tập thể dục), nhịp tim chậm (<60 lần/phút), táo bón, chuột rút, cứng cơ thậm chí có yếu cơ.

4.2. Bệnh suy giáp làm thay đổi da, tóc, móng: do giảm lưu lượng máu nuôi, các quá trình chậm lại và giữ nước khiến:

  • Da nhợt nhạt, dày hoặc “nhão”, sờ vào mát lạnh.

  • Tóc khô, dễ gãy rụng, đặc biệt là phần rìa ngoài lông mày.

  • Móng dòn, xỉn màu, mỏng, dễ gãy.

  • Giảm tiết mồ hôi. Phù mí mắt, mặt, tay, lưỡi phình to (Đây là tình trạng do lắng đọng các thành phần của mô liên kết - chủ yếu là acid hyaluronic, ở lớp dưới da).

4.3. Ngoài ra, bệnh suy giáp gây ra một số triệu chứng sau:

  • Khó tập trung, gặp khó khăn về ghi nhớ, hay quên, kém tập trung, hay nhầm lẫn.

  • Tâm thần: có các triệu chứng giống với tình trạng trầm cảm: không quan tâm đến các mối quan hệ, thờ ơ, mệt mỏi, đau đầu,…

  • Sinh dục: Ở nữ thì rối loạn kinh nguyệt (mất kinh, hoặc rong kinh), lãnh cảm, sảy thai nhiều lần,… Ở nam giới thì giảm ham muốn, rối loạn cương và chậm xuất tinh.

Dấu hiệu của bệnh suy giáp là gì?

Dấu hiệu của bệnh suy giáp là gì?

5. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh suy giáp

Xét nghiệm định lượng hormon giáp TSH, fT4, anti-TPO; đo độ tập trung Iod131 tuyến giáp, chụp xạ hình tuyến giáp, siêu âm.

6. Cách điều trị bệnh suy giáp như thế nào?

Để đối phó với bệnh suy giáp, người bệnh thường cần phải thực hiện điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị có thể bao gồm tây y và Y học cổ truyền.

6.1. Cách điều trị bệnh suy giáp theo Tây y:

Điều trị suy giáp bằng thuốc thay thế hormone giáp. Trong các hướng dẫn chính thức của các hội Nội tiết thì Levothyroxine (dạng tổng hợp của hormone T4) là phương pháp điều trị ưu tiên, uống 1 lần mỗi ngày. Ngoài ra có sử dụng thêm Liothyronine (dạng tổng hợp của hormone T3) trong liệu pháp điều trị kết hợp T4/T3. Thuốc được dùng tốt nhất trước ăn 30 -60 phút hoặc sau ăn 3-4 giờ, cách ít nhất 1 giờ sau khi uống cà phê vì một số chất trong thực phẩm, sắt hoặc canxi có thể ức chế sự hấp thu của thuốc.

6.2. Cách điều trị bệnh suy giáp theo Y học cổ truyền:

Theo Y học cổ truyền: Các triệu chứng của việc thiếu hụt hormon giáp có nét tương đồng với tình trạng “Dương hư” hoặc chứng “Hư lao” trong bệnh học YHCT. Mục đích của quá trình điều trị chủ yếu là lập lại “cân bằng Âm - Dương” trong cơ thể. Thuốc Y Học Cổ Truyền: dựa theo biểu hiện triệu chứng suy giáp từ nhẹ đến nặng mà sử dụng bài thuốc, dược liệu phù hợp theo từng thể:

  • Thể Tỳ khí hư: Tứ quân tử thang.

  • Thể Tỳ dương hư: sử dụng dược liệu khô, có tính ấm: Can khương, Phụ tử, Nhục quế,… và dược liệu làm mạnh Tỳ khí: Hoàng kỳ, Nhân sâm, Bạch Truật,…

  • Thể Khí huyết hư: Thập toàn đại bổ.

  • Thể Tỳ Thận dương hư: Hữu Quy Hoàn, Kim Quỹ Thận khí hoàn.

  • Thể Tâm Thận dương hư: kết hợp Chân vũ thang và Chích cam thảo thang.

  • Thể Dương thoát: Tứ nghịch thang gia Nhân sâm.

Châm cứu: Với tình trạng khí hư, dương khí suy giảm thì việc lưu kim dài hay thủ thuật kích thích mạnh sẽ làm tiêu hao khí, nên trong quá trong điều trị khuyến khích áp dụng phương pháp cứu ngải. Các huyệt được lựa chọn là: Mệnh môn, Quan nguyên, Khí hải, Cách du, Thân trụ, Túc tam lý, Tam âm giao, Hợp cốc, Nội quan, Trung quản, Đản trung, Bách hội, Thái bạch, Phong long…

Xoa bóp bấm huyệt: Thủ thuật “Véo da vùng cột sống” làm cho người bệnh có cảm giác da vùng lưng di động - “cuộn” giữa các ngón tay thầy thuốc dọc theo hệ thống đường đi của mạch Đốc, đường kinh Túc Thái Dương Bàng quang ở vùng lưng, tác động lên Bối Du huyệt làm tăng Dương khí, giúp nâng cao chính khí cơ thể.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm… giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và gốc tự do...

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên dùng cho người bệnh suy giáp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên dùng cho người bệnh suy giáp

Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

7. Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp như thế nào?

Ngoài việc sử dụng thuốc còn cần phải kết hợp thêm chế độ ăn uống để tối ưu hóa tổng trạng cũng như ngăn ngừa bệnh lý tuyến giáp.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quá trình điều trị bệnh suy giáp, vừa giúp cải thiện sức khỏe, vừa hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị. Do vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học là điều cần thiết đối với người bệnh suy giáp.

7.1. Lời khuyên về thực đơn cho người bện suy giáp:

  • Kiểm soát lượng “Goitrogenic” trong các thực phẩm (có thể can thiệp vào việc sản xuất hormone tuyến giáp ở những người thiếu Iod): thường có mặt trong rau họ cải như: bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, cải thảo, cải xoăn,…

  • Hạn chế các thực phẩm và sản phẩm chứa đậu nành hàm lượng cao.

  • Cung cấp vitamin và khoáng chất như: Vitamin D, Vitamin B12, Selen,… vì sự thiếu hụt các chất này thường gặp ở những người mắc bệnh tuyến giáp tự miễn.

  • Bổ sung muối Iod để phòng ngừa suy giáp.

  • Xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân ở người suy giáp: tính lượng calo tiêu thụ và hạn chế lượng calo cung cấp. Kết hợp luyện tập thể dục.

7.2. Thực phẩm người bệnh suy giáp nên ăn:

Người bệnh suy giáp có thể ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giúp cung cấp một lượng chất đạm lành mạnh, chất bột đường từ thấp đến trung bình và có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Có thể kể đến như:

  • Trứng: nhiều iốt và selen có trong lòng đỏ, trong khi lòng trắng chứa nhiều protein.

  • Thịt: tất cả các loại thịt, bao gồm thịt cừu, thịt bò, thịt gà...

  • Cá: tất cả các loại hải sản, bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá bơn, tôm...

Người bệnh suy giáp nên ăn gì?

Người bệnh suy giáp nên ăn gì?

  • Rau: tất cả các loại rau, trong đó, các loại rau họ cải đều có thể ăn được với lượng vừa phải, đặc biệt là phải nấu chín.

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây khác, bao gồm quả mọng, chuối, cam, cà chua...

  • Các loại ngũ cốc và hạt không chứa gluten: gạo, kiều mạch, hạt quinoa, hạt chia và hạt lanh.

  • Sữa: sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa, pho mát, sữa chua...

  • Đồ uống: nước và đồ uống không chứa cafein khác

7.3. Thực phẩm người bệnh suy giáp không nên ăn:

Một số chất dinh dưỡng có thể gây hại cho sức khỏe của những người bị suy giáp. Goitrogens là các hợp chất có thể can thiệp vào chức năng bình thường của tuyến giáp (tuy nhiên, hoạt tính của goitrogens có thể bị mất khi nấu chín), bao gồm:

  • Thực phẩm từ đậu nành: Đậu phụ, tempeh, edamame,...

  • Một số loại rau: Bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ, rau bina,... khi ăn nhiều và ăn sống

  • Cây ăn quả và cây giàu tinh bột: Khoai lang, sắn, đào, dâu tây,...

  • Các loại hạt: Kê, hạt thông, đậu phộng,...

  • Các loại đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn.

  • Nội tạng động vật: Thành phần axit bão hòa và cholesterol trong nội tạng động vật sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến tuyến giáp…

Người bệnh suy giáp nên kiêng ăn gì?

Người bệnh suy giáp nên kiêng ăn gì?

Nếu bạn lo lắng rằng bạn hoặc người thân đang gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng của suy giáp hãy đến gặp bác sĩ. thông qua bệnh sử, thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm liên quan đến hormon giáp các bác sĩ sẽ loại trừ, chẩn đoán và tư vấn cho bạn và người thân.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...
Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...
7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh 7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh
Sống khỏe thực ra không khó như chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi người đều có thể tạo ra một lối sống lành mạnh phù hợp với bản thân mình. Vậy làm thế nào để...
Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não
Đột quỵ não, một tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng, không chỉ gây tổn thương đến chức năng vận động mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của...
Loại Bỏ Hoàn Toàn Mỡ Lợn Khỏi Chế Độ Ăn: Đúng Hay Sai? Loại Bỏ Hoàn Toàn Mỡ Lợn Khỏi Chế Độ Ăn: Đúng Hay Sai?
Trong thời gian gần đây, mỡ lợn đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng dinh dưỡng. Một số người tin rằng việc loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn...
5 Mẹo Giảm Đau Bụng Kinh Ngay Lập Tức Cho Chị Em Trong Những Ngày Đèn Đỏ 5 Mẹo Giảm Đau Bụng Kinh Ngay Lập Tức Cho Chị Em Trong Những Ngày Đèn Đỏ
Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến...
Lợi Ích Của Việc Cho Con Bú Đối Với Sức Khỏe Phụ Nữ Lợi Ích Của Việc Cho Con Bú Đối Với Sức Khỏe Phụ Nữ
Nuôi con bằng sữa mẹ - ai cũng biết là tốt, là quan trọng, mang lại vô vàn lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc rằng lợi ích của việc...
Mối Liên Hệ Giữa Giấc Ngủ Và Mái Tóc Mối Liên Hệ Giữa Giấc Ngủ Và Mái Tóc
Như chúng ta đã được nghe cảnh báo khắp trên các trang mạng báo đài là “Mất ngủ là kẻ thủ của mái tóc”, “Stress là nguyên nhân gây rụng tóc hàng loạt”....
Aflatoxin - Thủ Phạm Gây Ung Thư Ngay Trong Gian Bếp Nhà Bạn Aflatoxin - Thủ Phạm Gây Ung Thư Ngay Trong Gian Bếp Nhà Bạn
"Nấu ăn tại nhà, mang cơm đi làm - Ai cũng khẳng định đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ thực phẩm bẩn tràn lan. Điều đó là đúng,...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon