Trong những ngày Tết nguyên đám, người bệnh tiểu đường có thể cảm thấy phải ăn nhiều hơn hoặc thưởng thức các món ăn khác nhau khi tham gia các buổi tiệc gia đình và các cuộc họp mặt xã hội. Những điều trên có thể không tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường vì họ có thể mất kiểm soát chế độ ăn uống thông thường của mình, dẫn đến lượng đường cao hơn, hậu quả là nguy cơ bị biến chứng đái tháo đường tăng lên.
Tết đến xuân về, ai chả muốn vui vầy bên gia đình, nhưng những người tiểu đường ăn gì, uống gì cũng phải lo ngay ngáy vì chế độ ăn, uống, dùng thuốc và vận động cơ thể. Lễ, Tết đến là dịp sum họp, gặp gỡ và cũng là thời điểm bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý chế độ ăn uống để tránh lượng đường trong máu tăng cao. Làm thế nào để người bệnh tiểu đường có thể vui vẻ đón Tết nguyên đán mà không còn phải đau đáu nỗi lo sợ bị ảnh hưởng tới sức khỏe?
Tại Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày đều có từ 5-10 bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu trong những ngày Tết vì đường huyết quá cao, một số bị hôn mê. Để tránh phải đi nằm viện trong những ngày Tết, người bệnh đái tháo đường cần chú ý thực hiện những điều sau:
Người bệnh nên đo đường máu mao mạch ít nhất 2 lần mỗi ngày vào trước các bữa ăn sáng và tối. Ngoài ra họ nên đo thêm bất kỳ khi nào có các biểu hiện của hạ đường huyết (đói, mệt) hoặc khi bị ốm, sốt.
Kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp Tết Nguyên Đán bằng việc duy trì chế độ ăn lành mạnh là một phần quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn. Dịp Tết thường đầy ẩm thực và thực đơn đa dạng, nhưng việc kiên trì tuân thủ chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn duy trì mức đường huyết ổn định.
Không ăn quá no. Ăn nhiều rau và salad. Ăn cá thay cho thịt. Hoa quả cũng được khuyến cáo tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Yêu cầu các đồ uống không đường như nước, trà mạn.
Khi tiếp khách, hãy ăn những loại hạt như hạt điều, lạc rang hơn là ăn bánh kẹo, socola.
Khi đi chơi Tết nhớ mang theo một số bánh để phòng bị hạ đường huyết.
Hạn chế uống rượu mạnh (Wishky hay rượu trắng), nên uống rượu vang với số lượng vừa phải.
Trong ngày Tết, nỗi lo lớn nhất với người mắc đái tháo đường chính là nguy cơ mất kiểm soát đường huyết, bao gồm cả nguy cơ tăng đường huyết, cũng như hạ đường huyết.
Với người bệnh đái tháo đường, các thực phẩm ngày Tết thường chứa nhiều chất ngọt, chất béo như: mứt kẹo, bánh chưng, canh măng móng giò... Đây chính là những thủ phạm dẫn đến các nguy cơ có hại cho sức khỏe người mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, cũng không nên cấm tuyệt đối các thực phẩm này với họ, mà cần phải lưu ý xây dựng một chế độ ăn hợp lý.
Người mắc đái tháo đường nên ăn ổn định số lượng glucid (chất bột đường) trong các bữa ăn phù hợp với mình, lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%), sử dụng các thực phẩm có nhiều chất xơ (gạo lứt, gạo lật nảy mầm, bánh mỳ nâu, bánh mỳ đen, rau, củ,… ), hạn chế các thực phẩm ngọt béo, nên phối hợp ăn cùng các món rau luộc, rau trộn…
Người bệnh nên duy trì số lượng bữa ăn, khẩu phần ăn cũng như cảm giác no bụng như trong giai đoạn trước Tết để tránh ăn quá nhiều. Cần hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt đóng chai; uống đủ nước lọc; tiếp tục duy trì hoạt động thể lực hàng ngày.
Người bệnh nên tránh những bữa ăn lớn, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ nếu đường huyết kiểm soát không tốt, nên ăn đủ ba bữa chính và có thêm ít nhất một bữa phụ.
Chú ý: người bệnh nên giữ đúng giờ ăn theo lịch. Không bỏ bữa ăn ngay cả khi ốm hoặc cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn, nên thay thế bằng thức ăn phù hợp.
Mắc bệnh đái tháo đường không có gì đáng xấu hổ. Hãy nói với chủ nhà, gia đình hoặc bạn bè của bạn về điều đó, vì vậy họ sẽ tránh mời bạn ăn bánh ngọt, món tráng miệng hoặc đồ ăn thêm, và bạn cũng sẽ không tỏ ra thô lỗ khi từ chối đồ ăn và thức uống.
Hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường đều dùng viên uống, thường là trong bữa ăn. Tuy nhiên, họ thường ăn vặt khi đi chơi Tết, và có thể bỏ hẳn bữa ăn chính nên cũng bỏ hoặc quên uống thuốc, quên uống Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc quên tiêm insulin.
Ngoài chuẩn bị đủ số lượng thuốc tiểu đường trong dịp Tết (khoảng hơn 2 tuần) nên chuẩn bị thêm các loại thuốc của bệnh khác mà mình đang mắc cùng với tiểu đường (tăng huyết áp, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, thoái hóa khớp…) - Theo chỉ định của bác sĩ.
Tập thể dục làm tăng sự trao đổi chất và cải thiện đáp ứng của cơ thể đối với insulin và sự hấp thụ glucose vào cơ và các cơ quan. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì bạn có thể ăn nhiều hơn trong ngày Tết nên việc tập thể dục cũng giúp đốt cháy lượng calo thừa.
Nếu lượng đường trong máu của bạn rất cao, đặc biệt là khi bạn bị ốm, bạn có thể gặp các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, đau đầu và hôn mê.
Đôi khi, lượng đường trong máu của bạn có thể quá thấp, đặc biệt là nếu có khoảng cách dài giữa các bữa ăn. Điều này gây ra các triệu chứng như đói, vã mồ hôi lạnh, run, choáng váng, buồn ngủ và lú lẫn.
Nếu thấy các dấu hiệu trên cần kiểm tra đường máu mao mạch ngay nếu bạn có máy đo đường huyết trên tay. Nếu đường máu dưới 4,4 mmol/L, hãy uống nửa cốc nước trái cây hoặc nước ngọt, hoặc ba thìa cà phê đường, hoặc ba miếng kẹo để nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu nên mức an toàn. Nếu bạn không cảm thấy tốt hơn, hãy tìm kiếm sự chăm sóc, hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Để kiểm soát đường huyết hiệu quả trong những ngày tết. Người mắc bệnh tiểu đường đừng quên uống mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để ổn định đường huyết, làm sạch mạch máu, thông huyết mạch, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Ai cũng muốn được có những ngày Tết trọn vẹn bên Gia đình, và các bệnh nhân tiểu đường cũng vậy. Tuy nhiên nếu không may bị ốm thì họ cần tự đánh giá tình trạng bệnh của mình thông qua việc kiểm tra nhiệt độ, huyết áp và đường máu... xem có thể tự điều chỉnh được không.
Dùng thuốc đái tháo đường như bình thường, không nên ngừng/bỏ tiêm insulin.
Đo đường máu mao mạch đầu ngón tay mỗi 4 giờ và ghi lại kết quả.
Uống thêm 120 -180 mL nước lọc mỗi 30 phút để ngăn ngừa bị mất nước.
Cố gắng ăn như bình thường, nếu không ăn được thì có thể uống các loại đồ uống có đường nhưng không quá nhiều.
Cân hàng ngày vì nếu vẫn ăn bình thường mà bị sụt cân có thể là dấu hiệu đường máu cao.
Kiểm tra nhiệt độ 2 lần/ngày sáng và tối. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
Nôn liên tục trong vòng > 6 giờ, vì có nguy cơ cao bị mất nước.
Đường máu cao > 15,0 mmol/L liên tục trong 24 giờ.
Có các triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm toan ceton như: nôn, đau bụng, thở nhanh và hơi thở có mùi hoa quả thối, rối loạn ý thức.
Mệt nhiều nhưng không biết nguyên nhân tại sao và cũng không biết phải làm gì.
Dịp Tết có thể thú vị và đầy niềm vui, nhưng việc kiểm soát bệnh tiểu đường vẫn cần sự kiên trì và tự quản lý. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh và tuân thủ các nguyên tắc quản lý tiểu đường sẽ giúp bạn vượt qua mùa Tết một cách an toàn và vui vẻ. Đừng để quá muộn, đừng để quá nặng.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com