Hotline

0902158663
MENU
0
19/12/2024 - 12:10 PMedallyhanquoc.vn 80 Lượt xem

Bạn có biết, mỗi năm trên thế giới có hơn 13 triệu người bị đột quỵ với con số tử vong lên đến 5,5 triệu người. Tại Việt Nam, số người bị đột quỵ hằng năm trên 200.000 người, trong đó có khoảng 100.000 người sống sót với các di chứng về thần kinh, vận động.

Đột quỵ đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của con người. Điều đáng lo ngại là nhiều người vẫn chưa có đủ kiến thức để nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ và cách phòng ngừa bệnh này.

Tổng hợp từ A-Z các kiến thức về đột quỵ

Tổng hợp từ A-Z các kiến thức về đột quỵ

Dưới đây là tất cả các kiến thức về đột quỵ mà đội ngũ edallyhanquoc.vn tổng hợp, sàng lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình một cách tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (stroke) còn được gọi là tai biến mạch máu não, thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Trên thực tế, tình trạng đột quỵ đang ngày càng gia tăng và có tới khoảng 25% các ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi. Vậy hiểu rõ hơn về đột quỵ để biết cách phòng tránh là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người.

2. Phân loại đột quỵ

Phân loại đột quỵ là cách chia nhóm các loại đột quỵ dựa trên cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân. Hiểu rõ các loại đột quỵ giúp việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn. Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết.

2.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ:

Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.

2.2. Đột quỵ do xuất huyết:

Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

3. Nguyên nhân gây nên đột quỵ là gì?

Nguyên nhân gây nên đột quỵ chủ yếu xuất phát từ sự gián đoạn lưu thông máu đến não. Não cần máu giàu oxy và chất dinh dưỡng để duy trì chức năng, vì vậy khi có sự tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu, tế bào não sẽ nhanh chóng bị tổn thương. Tùy thuộc vào loại đột quỵ (thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết), nguyên nhân sẽ khác nhau.

3.1. Các yếu tố gây nên đột quỵ không thể thay đổi như:

Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

3.2. Các yếu tố về bệnh lý gây nên đột quỵ:

Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.

Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu...

4. Tại sao đột quỵ lại ngày càng trẻ hóa?

Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang được trẻ hóa và tăng dần theo từng năm, trung bình tăng khoảng 2%/ năm. Đây cũng là tình trạng đáng được báo động, cho biết giới trẻ đang không để tâm đến sức khỏe của mình mỗi ngày.

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đột quỵ ngày càng trẻ hóa:

Dị dạng mạch máu não như: thông động tĩnh mạch, phình động mạch não, u mạch,

Các bệnh lý về tim mạch như: bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, các bệnh lý về đông máu, huyết khối tim mạch,…

Mất ngủ thường xuyên.

Luôn bị căng thẳng, stress thường xuyên.

Lối sống buông thả, ít vận động, lạm dụng rượu bia, chất kích thích.

Giữ tâm lý chủ quan với sức khỏe của chính mình.

Theo các thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ chiếm đến 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số người bệnh là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

5. BE FAST - Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm

Ngoài phương pháp FAST quen thuộc, có một phiên bản nâng cấp với đầy đủ dấu hiệu hơn, giúp bạn nhanh chóng xác định sự nguy hiểm “thầm lặng” của đột quỵ. Đó là quy tắc BE FAST.

BE FAST tiền thân là FAST là cụm từ viết tắt được hội tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều tổ chức khác sử dụng, giúp bệnh nhân và người thân dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ nhằm nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị đột quỵ.

BE FAST là cụm từ bao gồm 6 chữ cái, mỗi chữ mô tả một dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ, trong đó:

B (BALANCE): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.

E (EYESIGHT): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.

F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

A (ARM):  Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.

S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu BE FAST nhận biết sớm cơn đột quỵ xảy ra

Dấu hiệu BE FAST nhận biết sớm cơn đột quỵ xảy ra

Nếu được cấp cứu sớm trong khoảng 3-4,5 giờ đầu sau khi phát hiện ra các dấu hiệu đột quỵ đầu tiên, người bệnh sẽ được giảm đáng kể nguy cơ tử vong và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm khác.

Khi thấy một người có triệu chứng đột quỵ, hãy ngay lập tức gọi cấp cứu, sau đó cần giữ bệnh nhân nằm yên, kê đầu cao 30 độ, không tự ý cho ngậm - uống thuốc và thực hiện hồi sức tim phổi - khơi thông đường thở khi cần thiết. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và phản ứng nhanh khi gặp tình huống đột quỵ có thể giúp cứu sống người bệnh.

Nếu bạn hoặc ai đó xung quanh bạn có những dấu hiệu này, hãy liên hệ cấp cứu ngay lập tức vì đột quỵ cần được xử lý nhanh chóng để tăng cơ hội hồi phục.

6. Những thời điểm dễ xảy ra đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và vào bất kỳ khoảng thời gian nào, nhưng bạn cần đặc biệt chú ý đến 4 thời điểm sau đây để đề phòng tối đa nguy cơ:

6.1. Buổi sáng sớm là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ:

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) và Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho biết có tới 80% trường hợp đột quỵ xảy ra vào khung giờ buổi sáng từ 6 giờ đến 12 giờ.

Nguyên nhân chính là do nồng độ hormone thay đổi, lượng nitric oxit thấp khi mới ngủ dậy và hiện tượng co mạch, tăng huyết áp vào buổi sáng. Để phòng tránh đột quỵ vào thời điểm này, bạn nên nằm lại vài phút trên giường sau khi tỉnh giấc để cơ thể tỉnh táo, xoa mặt, co duỗi tay chân kích thích máu lưu thông rồi mới ngồi dậy.

6.2. Thời tiết lạnh là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ:

Trời chuyển lạnh khiến cho hoạt động sản xuất hồng cầu và tiểu cầu tăng lên, đồng thời hormone ở tuyến thượng thận tiết ra nhiều hơn nhằm co các mạch máu ngoại vi, giảm lưu lượng máu đến các chi để giúp giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, 2 cơ chế này lại tạo điều kiện cho việc hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu và làm tăng huyết áp, cuối cùng sẽ dẫn tới đột quỵ.

Do đó. vào mùa đông, để giảm nguy cơ đột quỵ, bạn cần tăng cường đề kháng, giữ ấm cơ thể và không gian sống và hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh.

6.3. Tắm đêm là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ:

Tắm nước lạnh vào ban đêm, khi nhiệt độ hạ thấp sẽ khiến mạch máu co lại, gây thiếu oxy cho tim, não bộ và xảy ra đột quỵ. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là hạn chế tắm vào buổi đêm, tắm với nước lạnh và tắm quá lâu. Nếu buộc phải tắm muộn, hãy đảm bảo phòng tắm kín gió; sử dụng nước ấm, dội nước lên thân dưới trước để làm quen với nhiệt độ rồi mới tắm đến thân trên. Sau khi tắm xong cần nhanh chóng lau khô và giữ ấm cho cơ thể.

6.4. Sau khi uống rượu bia là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ:

Đồ uống có cồn làm tăng độ nhớt của máu và dễ tạo cục máu đông, đồng thời gây co mạch, làm tăng huyết áp dẫn tới nhồi máu cơ tim - đây đều là những yếu tố nguy cơ của một cơn đột quỵ. Ngoài ra, quá trình đào thải alcohol ra khỏi cơ thể còn kích thích lượng tiểu cầu tăng vọt, hậu quả là thiếu máu não cục bộ và đột quỵ xảy đến.

Nếu phải uống rượu bia, hãy kiểm soát lượng đồ uống nạp vào cơ thể, không uống lúc đói và uống liên tục. Nhớ bổ sung nước trước, trong và sau quá trình này nhằm giảm nồng độ cồn trong máu và giúp hạn chế đột quỵ.

7. Phòng tránh đột quỵ bằng cách nào?

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc.

Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ.

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh.

Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Theo các chuyên gia, 80% các ca đột quỵ là do cục máu đông gây ra. Muốn phòng ngừa, phải làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu => Tăng lưu thông máu đến não => Chọn ngay Tinh dầu thông đỏ Edally Pine Needle Capsule - Quốc bảo đến từ Hàn Quốc giúp:

  • Đánh tan cục máu đông, làm sạch cặn bẩn, mảng xơ vữa trong thành mạch máu, giảm mỡ máu, giảm cholesterol.

  • Tăng cường sức bền thành mạch máu.

  • Tăng cường lưu thông máu lên não hiệu quả.

  • Phòng ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Khắc tinh số một của bệnh đột quỵ não

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Khắc tinh số một của bệnh đột quỵ não

Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html

Hiệu quả đã được chứng minh bởi NSƯT Quang Thắng, Diva Mỹ Linh, NSƯT Trần Đức… và hàng triệu người tin dùng.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Mẹ Bị Đái Tháo Đường Thai Kỳ Nên Sinh Con Vào Thời Điểm Nào Và Bằng Cách Nào? Mẹ Bị Đái Tháo Đường Thai Kỳ Nên Sinh Con Vào Thời Điểm Nào Và Bằng Cách Nào?
Các sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ thường rất lo lắng về việc khi nào nên sinh, và nên sinh thường hay sinh mổ, nhất là những thai phụ có con quý hiếm...
Huyết Áp Thấp: Đừng Chủ Quan, Đừng Để Cơ Thể Hết Pin Huyết Áp Thấp: Đừng Chủ Quan, Đừng Để Cơ Thể Hết Pin
Bạn đã bao giờ cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, đau đầu, hoặc mệt mỏi đến mức chẳng muốn nhấc chân ra khỏi giường chưa? Nếu có, xin chúc mừng - bạn có thể...
Mỹ Phẩm Edally EX: Lựa Chọn Hàng Đầu Của Các Spa Và Clinic Chuyên Nghiệp Mỹ Phẩm Edally EX: Lựa Chọn Hàng Đầu Của Các Spa Và Clinic Chuyên Nghiệp
Khi nói đến chăm sóc da nhạy cảm, Mỹ phẩm tái tạo phục hồi da chuyên sâu Edally EX luôn được các Spa và Clinic chuyên nghiệp tin dùng. Đó không chỉ là sự lựa...
Đừng Xem Nhẹ Cơn Đau Cột Sống Thường Gặp Đừng Xem Nhẹ Cơn Đau Cột Sống Thường Gặp
Nhiều người thường chủ quan khi gặp phải tình trạng đau cột sống (đau thắt lưng hoặc cổ gáy), cho rằng đó chỉ là những cơn đau thoáng qua do sai tư thế hoặc...
Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Quan Trọng Cho Người Viêm Da Và Vảy Nến Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Quan Trọng Cho Người Viêm Da Và Vảy Nến
Viêm da và vảy nến là những bệnh da liễu mãn tính, ảnh hưởng đến hình dạng, cấu trúc và sức khỏe tâm lý của người mắc. Dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp...
5 Phương Pháp Phòng Bệnh Hô Hấp Hiệu Quả Trong Giai Đoạn Chuyển Mùa Đông - Xuân 5 Phương Pháp Phòng Bệnh Hô Hấp Hiệu Quả Trong Giai Đoạn Chuyển Mùa Đông - Xuân
Mùa Đông - Xuân, thời tiết lạnh và nhiệt độ thay đổi thất thường nên hệ miễn dịch của cơ thể cũng sẽ kém đi, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh...
Tại Sao Không Ăn Thịt Mỡ, Tạng Người Gầy Mà Mỡ Máu Xấu Vẫn Tăng Cao? Tại Sao Không Ăn Thịt Mỡ, Tạng Người Gầy Mà Mỡ Máu Xấu Vẫn Tăng Cao?
Mỡ máu xấu tăng cao có nguyên nhân phổ biến bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, nhưng nhiều người vẫn thường nhầm chỉ người béo, hay ăn đồ dầu mỡ...
Năm Mới Khởi Sắc, Làn Da Mịn Màng Năm Mới Khởi Sắc, Làn Da Mịn Màng
Bước sang năm mới là thời điểm tuyệt vời để làm mới bản thân, và làn da chính là một trong những yếu tố quan trọng cần được chăm sóc đặc biệt. Sau những...
Cuộc Cách Mạng Skincare Với 3 Hoạt Chất Tạo Nên Làn Sóng Mới Cuộc Cách Mạng Skincare Với 3 Hoạt Chất Tạo Nên Làn Sóng Mới
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp làm đẹp đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các hoạt chất “vàng” trong chăm sóc da. Những cái tên như Ectoin,...
Gan Nhiễm Mỡ - Biến Chứng Và Phương Pháp Điều Trị Gan Nhiễm Mỡ - Biến Chứng Và Phương Pháp Điều Trị
Bạn có biết, gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng gan? Tình trạng này xảy ra khi mỡ tích tụ quá nhiều trong gan, gây ra các...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon