Đã có những trường hợp chẩn đoán giảm mật độ xương hoặc loãng xương chỉ khi mới khoảng 30 tuổi. Nếu không được nhận biết và điều trị loãng xương kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng nguy cơ gãy xương, lún xẹp đốt sống… thậm chí là tàn phế, tử vong.
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa xương, xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa quá trình hủy xương và tạo xương mới. Khi quá trình hủy xương tăng hơn quá trình tạo xương làm cho xương mỏng dần, xương trở nên giòn và dễ gãy dù chỉ sau chấn thương nhẹ. Vị trí xương gãy thường ở cổ xương đùi, gãy thân đốt sống hoặc cẳng tay…
Giảm mật độ xương và loãng xương xảy ra âm thầm, không có triệu chứng gì nhất là ở người trẻ tuổi cho đến khi gãy xương mới có các biểu hiện đau đớn tại vị trí gãy xương hoặc gây gù vẹo cột sống… Loãng xương ở người trẻ tuổi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Trong chế độ ăn uống hàng ngày không đầy đủ canxi, vitamin D, magie, kẽm, chất đạm…; chế độ ăn kiêng quá mức, ví dụ không ăn chút mỡ nào thì sẽ không hấp thu được các vitamin tan trong dầu như vitamin D, vitamin E, vitamin A. Người trẻ thường có thói quen sử dụng thực phẩm có hại cho cơ thể như bia, rượu, coca, hút thuốc lá…..
Lười vận động, ngồi nhiều một chỗ sẽ làm tăng quá trình hủy xương. Không tiếp xúc ánh nắng mặt trời cùng chế độ dinh dưỡng không hợp lý làm thiếu hụt vitamin D, ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của xương dẫn đến bệnh lý loãng xương.
Mắc một số bệnh như các bệnh viêm khớp gồm bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, bệnh đái tháo đường, basedow, cường cận giáp, bệnh dạ dày ruột, rối loạn tiêu hóa...
Một số bệnh lý và tác dụng phụ của thuốc điều trị như trầm cảm, gan mật, tiểu đường, lupus, viêm khớp dạng thấp... cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi, tăng nguy cơ loãng xương.
Thuốc an thần, thuốc corticoid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chống đông, thuốc chống động kinh… Các loại thuốc này nếu điều trị thời gian dài sẽ gây ra giảm mật độ xương, giảm khả năng hấp thụ canxi, tăng nguy cơ loãng xương.
Bệnh loãng xương ở người trẻ thường là loãng xương thứ phát, xảy ra do một số nguyên nhân như:
Thiếu hụt estrogen (hormone chịu trách nhiệm hấp thu các chất dinh dưỡng tốt cho xương), làm xương suy yếu dần do không đủ chất dinh dưỡng.
Đặc thù nghề nghiệp như nhân viên văn phòng, phải ngồi làm việc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày; công nhân ngồi làm việc quá lâu và sai tư thế... làm xương mất đi sức mạnh.
Di truyền: Nguy cơ loãng xương tăng cao nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh.
Bệnh lý này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị loãng xương chỉ giúp phục hồi cấu trúc xương đã bịloãng và độ khoáng hóa xương, tăng cường khối lượng xương, ngăn bệnh tiến triển nặng và phòng ngừa biến chứng. Vì vậy, phòng ngừa loãng xương vẫn là lựa chọn tốt nhất bởi loãng xương có thể dự phòng được. Do đó, vấn đề dự phòng loãng xương cần được quan tâm ở bất cứ lứa tuổi nào, nhất là khi còn trẻ (chứ đừng đợi đến khi nhiều tuổi mới để ý đến bệnh này).
Có chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi. Người dưới 15 tuổi cần đảm bảo nhu cầu canxi từ 600 - 700 mg/ngày, người trên 15 tuổi từ 800 - 1000 mg/ngày và người lớn từ 50 tuổi trở lên khoảng 1200 mg/ngày. Nhu cầu vitamin D: 600 đơn vị đến 800 đơn vị /ngày.
Thường xuyên dậy sớm luyện tập, vận động ngoài trời để tăng hấp thụ vitamin D, canxi giúp cho xương chắc khỏe hơn.
Không hút thuốc, hạn chế bia rượu và các chất kích thích.
Bổ sung thêm các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như các sản phẩm có chứa thành phần Collagen, Glucosamine và Omega-3 để để phòng tránh nguy cơ thoái hóa sụn khớp, giảm mật độ xương, loãng xương và gãy xương.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com