Cuốn sách giúp chúng ta hiểu được sang chấn tâm lý là gì, cách thức hoạt động của hệ thần kinh khi trải qua sự kiện gây sang chấn, ảnh hưởng của nó đến cuộc sống sau này và làm thế nào để vượt qua.
Mặc dù tác giả đã cố gắng trình bày đơn giản hết mức nhưng mình vẫn phải trật vật lắm mới đọc hết được cuốn sách bởi vì có nhiều kiến thức chuyên môn về sinh lý học thần kinh, tâm thần. Đọc đến giữa quyển lại quên mất phần đầu tác giả phân tích thế nào. Vì vậy, mình viết bài tóm tắt này để hệ thống lại kiến thức cho dễ nhớ cũng như dành cho ai có ý định đọc hoặc đã đọc và đang bị chìm ngập trong đống kiến thức. Vậy rối loạn stress sau sang chấn là gì, triệu chứng và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống.
Sang chấn tâm lý (hay chấn thương tâm lý) là một dạng tổn thương tâm lý được tạo nên sau khi một người trải qua một hoặc nhiều sự kiện khiến họ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi tột độ, vô vọng, bất lực hoặc kinh hoàng. Ví dụ như: là nạn nhân hoặc phải chứng kiến một tai nạn (tai nạn xe hơi, cháy nhà) hoặc tội ác khủng khiếp (giết người), các trận đánh, bạo hành, bị bắt cóc, bị tra tấn, là nạn nhân của một thảm họa tự nhiên (như động đất, sóng thần…), được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, bị xâm hại, lạm dụng tình dục. Khi trải qua một chấn thương về tâm lý, mỗi người sẽ có phản ứng không giống nhau, có người đi qua nó một cách dễ dàng nhưng có người lại cảm thấy vô cùng khó khăn. Một số người khi đi qua một sự kiện đau thương sẽ nảy sinh sự căng thẳng lâu dài, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống dần dần chuyển thành rối loạn stress sau sang chấn.
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn có thể gây ra các vấn đề về thể chất và mối quan hệ xã hội. Việc nhận biết các triệu chứng của PTSD là rất quan trọng để có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị kịp thời.
Xuất hiện những hồi ức, suy nghĩ, cảm xúc hoặc giấc mơ rối loạn liên quan đến các sự kiện, đau khổ về tinh thần hoặc thể chất trước các dấu hiệu liên quan đến chấn thương.
Cố gắng tránh các tín hiệu liên quan đến chấn thương, thay đổi cách một người suy nghĩ và cảm thấy, và gia tăng phản ứng chiến đấu - chạy trốn hoặc đóng băng.
Tăng kích thích bao gồm mất ngủ, khó chịu, tăng cảnh giác và giật mình. Khó ngủ hoặc khó vào giấc ngủ họ hay cáu gắt quá mức, luôn than phiền khó tập trung chú ý, có ác mộng dai dẳng. Trẻ nhỏ ít thể hiện sự đau khổ mà thay vào đó có thể bộc lộ những ký ức của chúng thông qua việc chơi đùa.
Những triệu chứng trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, công việc, các mối quan hệ, sức khỏe của người có chúng. Họ khó khăn trong việc tập trung; căng thẳng triền miên, thường suy nghĩ tiêu cực về bản thân, người khác; sống trong dằn vặt, mặc cảm tội lỗi; mất hứng thú, không tận hưởng được niềm vui, hạnh phúc; không tin tưởng người khác; tức giận hay phản ứng thái quá với các tình huống giao tiếp bình thường dẫn đến phá hỏng các mối quan hệ.
Bộ não của chúng ta được chia làm hai phần là bộ não cảm xúc và bộ não lý trí. Bộ não cảm xúc bao gồm thân não và hệ viền (limbic system) có chức năng: thực hiện các hành vi bản năng (Ăn, ngủ, thức dậy, khóc, hít thở, cảm giác nhiệt độ...); Kiểm soát hoạt động tim phổi, hệ thống nội tiết (hệ thống hormone), miễn dịch thông qua hệ thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) đảm bảo cân bằng nội tại (cân bằng nội môi); Cảm nhận cảm xúc, giám sát nguy hiểm, nhận định cái gì đáng vui, đáng sợ, phán xét cái gì quan trọng - không quan trọng cho mục đích tồn tại. Nói chung là bộ não cảm xúc giúp chúng ta thực hiện nhiều hoạt động không cần ý thức, bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm, giúp ta cảm nhận các cảm xúc khác nhau. Bộ não lý trí (phần vỏ não) giúp cho chứng ta biết suy nghĩ, phân tích, tưởng tượng, giao tiếp... nhìn chung là các hoạt động có ý thức.
Bình thường, hai bộ não lý trí và cảm xúc phối hợp nhịp nhàng giúp chúng ta sinh hoạt, học tập, làm việc, duy trì các mối quan hệ và bảo vệ, cảnh báo chúng ta khỏi những nguy hiểm thực sự. Khi có một đe dọa nào đó, theo bản năng chúng ta chuyển sang mức độ ứng phó đầu tiên là kêu gọi giúp đỡ, an ủi từ những người xung quanh. Lúc này, bộ não lý trí nằm quyền chỉ huy, chúng ta ý thức rất rõ về tình huống đang xảy ra. Ví dụ bạn đang đi đường và bị cướp thì bạn sẽ hô hoán lên để nhờ người đi đường giúp. Nhưng nếu không có ai giúp đỡ hoặc chúng ta đang đối diện với nguy hiểm ngay trước mắt thì cơ thể sẽ quay lại một cách nguyên thủy để sống sót: chiến đầu hoặc chạy chốn. Lúc này bộ não cảm xúc chiếm quyền kiểm soát nhằm phản ứng nhanh nhất để bảo vệ cơ thể. Phần não này sẽ gửi tín hiệu đến nhiều bộ phận của cơ thể qua hệ thống nội tiết thông báo sẵn sàng chống lại kẻ tấn công hoặc chạy trốn đến một nơi an toàn. Tim bạn đập nhanh hơn, hơi thở gấp, người nóng phừng phừng, các bó cơ căng ra. Vẫn ví dụ trên, bạn đang đi đường và gặp cướp, xung quanh bạn không có ai. Nếu bạn to con, giỏi võ thì có thể đánh lại chúng còn không chuồn là thượng sách. Tuy nhiên, nếu điều này không hiệu quả, nghĩa là chúng ta không thể thoát khỏi, cơ thể sẽ cố gắng tự bảo vệ mình bằng cách tắt máy và tiêu hao càng ít năng lượng càng tốt. Sau đó, chúng ta rơi vào trạng thái đóng băng hoặc suy sụp. Trong trường hợp gặp cướp, bạn bị dồn vào ngõ cụt, bạn không đánh lại được chúng và cũng không chạy đi đâu được lại còn nguy cơ bị híp nữa thì có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái này, sợ chết đứng.
Ở những người có PTSD, sự phối hợp giữa bộ não lý trí và cảm xúc bị lỗi. Sau khi nguy hiểm đã qua đi, bộ não cảm xúc vẫn tiếp tục đưa ra báo động. Họ bị căng thẳng triền miên, lúc nào cũng trong tâm trạng đề phòng và phản ứng quá mức khi gặp những kích thích vô hại trong đời sống hàng ngày ví dụ như người từng trải qua cuộc chiến khốc liệt có thể sợ hãi quá mức trước tiếng pháo hoa, người bị bạo hành từ bé bởi ông bố có râu quai nón thì lớn lên rất sợ những người để râu, hoặc hoảng sợ khi nhắc đến một từ ngữ, ngửi thấy mùi vị nào đó gợi lại ký ức sang chấn... Do đã dành quá nhiều năng lượng đề đề phòng, né tránh nên họ không còn năng lượng dành cho các việc bình thường khác như cảm nhận sự vui vẻ, hứng thú, thư giãn, yêu đương, xây dựng các mối quan hệ. Những cơn giận mất kiểm soát có thể khiến họ làm tổn thương, bạo hành vợ/chồng, con cái.
Một số người khác thay vì thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng thì họ lại trở nên vô cảm. Cảm xúc sợ hãi, đau khổ khi trải qua sự kiện sang chấn quá mãnh liệt, vượt qua sức chịu đựng nên bộ não của họ "đóng băng", ngắt kết nối với phần não chịu trách nhiệm cảm nhận cảm xúc, giác quan trong cơ thể. Họ không thể nói lên cảm xúc và suy nghĩ của họ. Không phải họ không muốn nói ra những thứ cảm xúc ấy mà là họ không biết làm thế nào. Tâm lý học gọi đây là hội chứng mù cảm xúc (Alexithymia). Họ có thể kể về một sự việc chính xác, logic nhưng không có cảm xúc. Họ bối rối khi ra quyết định (chọn nghề, mua nhà, mua xe, thậm chí là chọn bạn đời) bởi vì cần có cảm xúc (yêu, ghét, hi vọng...) để đưa ra những lựa chọn đó. Họ gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ, vì những người này thường tránh những mối quan hệ gần gũi về mặt cảm xúc. Nếu họ có hình thành quan hệ với người khác, họ thường đặt mình ở vị trí hoặc lệ thuộc, hoặc làm chủ, hoặc chung chung, khách quan "để mối quan hệ ấy chỉ được duy trì ở mức hời hợt".
Khi tiếp xúc với sự kiện sang chấn, bộ não lý trí bị tắt nhường việc chỉ huy cho bộ não cảm xúc dẫn đến khả năng suy nghĩ logic, diễn đạt ngôn ngữ, cảm nhận thời gian cũng bị tắt theo. Cho nên người có PTSD dường như bị quên hoặc bối rối khi phải kể lại sự kiện chính xác, tuần tự. Các kí ức sang chấn bị phân mảnh, xáo trộn và bị tách rời ra khỏi dòng chảy kí ức bình thường. Họ nhớ rất rõ ràng một số chi tiết (ví dụ: mùi của kẻ hiếp dâm, hình ảnh liên quan đến sự kiện, cảm giác cơ thể) nhưng không nhớ được chuỗi các sự kiện hoặc các chi tiết quan trọng khác (ví dụ: không thể nhớ ra ai là người đầu tiên đến cứu giúp, không nhớ rõ xe cứu thương hay xe cảnh sát đã đưa họ đến bệnh viện). Ký ức sang chấn có đời sống riêng, thỉnh thoảng nó chồi lên qua những cơn hồi tưởng mà không phân biệt quá khứ hiện tại. Điều này làm cho người có PTSD bị mắc kẹt trong quá khứ, không sống trọn vẹn cho hiện tại. Để có thể tập trung vào hiện tại, họ cần phải nhìn sự kiện sang chấn như một câu chuyện đã xảy ra từ lâu rồi giống như bao ký ức bình thường khác và có thể kể lại một cách rành mạch.
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là một tình trạng tâm lý phức tạp và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chữa lành sau sang chấn tâm lý là một quá trình dài và đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau.
Học cách cảm nhận cơ thể, gọi tên các cảm giác, cảm xúc mình có. Việc thường xuyên trong tâm trạng căng thẳng, đề phòng hay vô cảm khiến người có PTSD không thể cảm nhận rõ cơ thể của mình. Cơ thể họ cần phải được thư giãn, thả lỏng mà vẫn cảm thấy an toàn. Đây là việc đầu tiên cần làm trong quá trình chữa lành. Họ cần phải kiểm soát được cơ thể thì mới có thể nhớ lại, đối diện, kể lại kĩ ức sang chấn một cách bình tĩnh. Những bài tập đó bao gồm thiền, yoga, chánh niệm, trị liệu cơ thể, các bài tập chuyển động...
Khi đã đối diện với quá khứ thì có thể dùng liệu pháp trò chuyện (trị liệu nhận thức hành vi - CBT), Kịch nghệ, viết, tham gia các hoạt động tập thể, trị liệu nhóm...
Trong cuốn sách tác giả có để cập đến một số phương pháp khác nhưng mình thấy khá mới lạ với mình hoặc ở chuyên khoa tâm thần nên cũng chưa hiểu lắm: Giải cảm bằng chuyển động mắt và tái nhận thức (eye movement desensitization and reprocessing - EMDR) ; Phản hồi thần kinh (Neurofeedback); liệu pháp hệ thống gia đình nội bộ (internal family system therapy - IFS); Liệu pháp tâm vận động PBSP (pesso boyden system psychomotor psychomotor therapy).
Ngoài những nội dung mình đã tóm tắt ở trên, cuốn sách có phần rất hay phân tích về lý thuyết gắn bó (attachment theory) và có giải thích khá chi tiết về kiểu gắn bó hỗn loạn/lo âu-né tránh (disorganized attachment/fearful-avoidant). Nhiều cuốn sách và bài viết trên mạng về lý thuyết găn bó nhưng thường bỏ qua hoặc nói sơ sơ về kiểu gắn bó hỗn loạn. Kiểu gắn bó hình thành ở những trẻ bị bạo hành, bỏ rơi. Chúng cảm thấy khiếp sợ những người chăm sóc và bị lẫn lộn giữa yêu thương - sợ hãi. Những đứa trẻ "hỗn loạn" có nguy cơ cao mắc rối loạn tâm thần khi trưởng thành và dễ hình thành PTSD sau khi trải qua sang chấn hơn 3 kiểu gắn bó còn lại.
Sang chấn tâm lý không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn tác động đến thể chất và các mối quan hệ xã hội của người bị ảnh hưởng. Cải thiện tình trạng sang chấn tâm lý đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp, tăng cường sự hỗ trợ xã hội, thực hành chăm sóc bản thân, học cách quản lý cảm xúc, và sử dụng các phương pháp tự nhiên đều có thể giúp bạn vượt qua khó khăn và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đặc biệt là bổ sung ngay Nhân sâm, Hồng sâm hay Hắc sâm… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để định thần, ích trí, cải thiện chức năng não bộ.... Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tâm trí của bạn, và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/dau-hieu-canh-bao-ve-suc-khoe-tinh-than.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com