Hotline

0902158663
MENU
0
11/03/2023 - 5:50 PMadmin 697 Lượt xem

Bệnh Glôcôm hay còn có tên khác là thiên đầu thống, cườm nước, bệnh tăng nhãn áp để chỉ tình trạng tăng nhãn áp gây tổn thương thần kinh thị giác. Đây là tên gọi của một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến đôi mắt - cửa sổ tâm hồn của chúng ta.

Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mù lòa do Glôcôm gây nên chiếm tới 8% và là nguyên nhân gây mù lòa không hồi phục hàng đầu trên thế giới. Bệnh Glôcôm là nguyên nhân thứ 2 khiến hơn 11 triệu người trên thế giới mù cả hai mắt.

Vậy thì làm sao để phòng tránh cũng như chữa trị căn bệnh này, làm sao để biết mình có triệu chứng của bệnh hay không, liệu nó có thực sự nguy hiểm hay mọi người chỉ đang “make it complicated”? Hãy cùng Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH dạo quanh một vòng và giải đáp những thắc mắc mà bạn đặt ra xoay quanh căn bệnh Glôcôm nhé.

Hi vọng sau khi tìm hiểu, bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh nổi tiếng này. Hãy cùng nhau lan tỏa những điều bạn học hỏi được tới mọi người xung quanh để chúng ta có thể phát hiện sớm cũng như phòng ngừa được Glôcôm.

Bệnh Glôcôm - Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng

Bệnh Glôcôm - Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng

1. Bệnh Glôcôm là gì?

Glôcôm là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh có đặc điểm chung là tổn hại thần kinh và mất thị trường. Bệnh thường xuất hiện âm thầm, gây tổn thương trên mắt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh glôcôm hay còn có tên là bệnh tăng nhãn áp là một bệnh do sự tăng quá mức áp lực bên trong nhãn cầu, dẫn đến tổn thương dây thần kinh của mắt và tổn hại thị trường của mắt. Dây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa không thể hồi phục được.

Glôcôm là bệnh lý gây tổn thương đến các dây thần kinh ở mắt thường liên quan đến tình trạng nhãn áp (áp lực bên trong mắt) tăng. Bệnh thường tiến triển âm thầm theo thời gian và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, glôcôm có thể dẫn tới những tổn thương không thể hồi phục, đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ không lấy lại được thị lực đã mất.

Bệnh Glôcôm là bệnh gì?

Bệnh Glôcôm là bệnh gì?

2. Phân loại bệnh Glôcôm

2.1. Bệnh Glôcôm góc mở nguyên phát

Bệnh xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm, lần lượt qua từng giai đoạn, thị lực bị suy giảm dần nên bệnh nhân hoàn toàn không nhận thấy và thường đến khám ở giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng. Bốn triệu chứng cơ bản: Tăng nhãn áp - Tổn hại thị trường - Teo lõm đĩa thị - Góc tiền phòng mở dù nhãn áp cao và góc không dính ra trước ở chu biên.

2.2. Bệnh Glôcôm góc đóng nguyên phát

Bệnh thường gặp nhiều hơn glocom góc mở. Tuổi thường gặp glaucoma góc đóng là từ 35 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, khả năng bị glocom càng lớn. Ở giai đoạn sơ phát, bệnh nhân có những cơn tăng nhãn áp thường xuất hiện về chiều tối, sau khi làm việc mệt mỏi, sau lo âu hoặc có những chấn động về tinh thần, tình cảm.... Người bệnh thường gặp những triệu chứng nhức đầu, nhức mắt, nhìn mờ, nhìn vào nguồn sáng thấy có quầng xanh đỏ.

Bệnh có thể diễn biến theo hai hình thái chuyển sang cơn glocom cấp hoặc glôcôm bán cấp hay mãn tính.

3. Triệu chứng nhận biết sớm của bệnh Glôcôm

Triệu chứng bệnh glôcôm không rõ ràng. Glôcôm được mệnh danh là “kẻ cắp ánh sáng thầm lặng” vì đặc trưng tiến triển bệnh âm thầm, ở một số thể bệnh, bệnh nhân không có dấu hiệu rõ ràng, hoặc chỉ có dấu hiệu khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, tiên lượng điều trị không cao. Hiểu biết rõ, phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh.

Bệnh Glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy triệu chứng biểu hiện cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Điều đáng nói, ở giai đoạn sớm của các thể bệnh này, triệu chứng biểu hiện của bệnh không rõ ràng và thường bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mù lòa.

Một số triệu chứng của bệnh Glôcôm có thể kể đến như:

  • Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua.

  • Mờ mắt thoáng qua, nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe trong 1 thời gian ngắn.

  • Nhìn thấy hào quang, quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào đèn.

  • Nhức đầu.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh Glôcôm

Dấu hiệu nhận biết của bệnh Glôcôm

4. Nguyên nhân gây bệnh Glôcôm

Do yếu tố di truyền trong gia đình.

Do tuổi tác cao - nguy cơ mắc bệnh tăng cao với người trên 50 tuổi.

Do các chấn thương mắt.

Do tác dụng phụ của việc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids.

Do có tiền sử các bệnh lý về mắt như: biến chứng tiểu đường, viêm nhiễm về mắt như viêm màng bồ đào…

5. Sự nguy hiểm của bệnh Glôcôm

Glôcôm là bệnh lý tiến triển mạn tính, không hồi phục và hiện tại chưa có cách điều trị triệt để, chỉ có thể kiểm soát để làm chậm tiến triển của bệnh, trừ trường hợp biểu hiện cấp tính do nhãn áp tăng cao đột ngột. Đa phần bệnh Glôcôm diễn biến thầm lặng gây mất dần thị trường, thị lực. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5.1. Bệnh Glôcôm gây mất thị trường

Glôcôm gây mất khả năng bao quát của con mắt dẫn đến giảm hoặc mất khả năng nhận biết vật ở phía bên cạnh (điểm mù).

5.2. Bệnh Glôcôm khiến bạn thích ứng sáng tối kém

Giảm khả năng nhìn đêm dễ gây lóa mắt do đèn từ các phương tiện chiều ngược lại trong đêm hoặc ước lượng khoảng cách đến các phương tiện xung quanh.

5.3. Bệnh Glôcôm làm giảm nhạy cảm tương phản

Độ nhạy tương phản bị suy giảm làm cho người bệnh không quan sát được vật xung quanh và mối nguy hiểm trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày trời mưa hay nhiều mây.

5.4. Bệnh Glôcôm làm giảm cảm giác độ sâu

Cảm giác về độ sâu hay nhận thức không gian 3 chiều của vật bị giảm dẫn đến đi hay ngã, dễ gây tai nạn cho người xung quanh.

5.5. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh Glôcôm có thể gây mù lòa vĩnh viễn

Bệnh Glôcôm mãn tính là dạng bệnh diễn biến âm thầm với một vài dấu hiệu thoáng qua, bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, đôi khi chỉ thấy căng tức nhẹ, nhìn mờ như qua màn sương rồi tự hết, khiến bệnh nhân không mấy để ý và dễ dàng bỏ qua. Bệnh diễn tiến đến mù lòa hẳn không phục hồi nhưng người bệnh cứ nghĩ là mù do tuổi già.

Ở các nước phát triển, khoảng 50% số người bị bệnh glôcôm không biết có bệnh và không đi khám. Trong khi ở các nước đang phát triển, con số này có thể tới 90%, đa số người mù do bệnh glôcôm đang sống ở các nước đang phát triển, đặc biệt là người dân vùng nông thôn và miền núi, thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt. Điều nguy hiểm với nhóm bệnh nhân này là, khác với đục thuỷ tinh thể vẫn có thể điều trị lấy lại thị lực, người mắc bệnh Glocom một khi mắt đã mù lòa thì không có khả năng phục hồi.

Thực trạng về căn bệnh Glôcôm

Thực trạng về căn bệnh Glôcôm

6. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Glôcôm

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh rất đa dạng: Những người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh Glôcôm, người cận thị trên 4 diop, người lão thị sớm hoặc tăng số kính lão nhanh, người mắc các bệnh lý toàn thân (huyết áp cao, tụt huyết áp về đêm, co thắt mạc trong bệnh lý mạch vành, hội chứng Raynaud, rối loạn tuần hoàn não, đau nửa đầu, tăng mỡ máu, đau nửa đầu, tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, tật khúc xạ...); Glôcôm thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40, nhưng đang có xu hướng trẻ hóa.

Những người trên 40 tuổi, tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn; người ruột thịt của bệnh nhân Glôcôm; bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân; những bệnh nhân có bệnh toàn thân như đái tháo đường, cao huyết áp ...người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu… là cơ địa thuận lợi để xuất hiện.

Theo các bác sĩ khoa Đáy mắt cho biết: "Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất lớn trong điều trị và làm chậm tiến triển của bệnh.

Các bệnh nhân có dấu hiệu hoặc tiền sử như sau nên đi khám định kỳ để kiểm soát bệnh Glôcôm:

Nếu tiền sử gia đình có người bị Glôcôm, các thành viên khác trong gia đình cần đi khám chuyên khoa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, không đợi đến khi có triệu chứng mới đi khám.

Người mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, người ở độ tuổi trung niên nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh;

Người đã từng mắc bệnh Glôcôm cần đi khám thường xuyên, khoảng 3 tháng/lần để kịp thời xử trí nếu bệnh tiến triển nặng.

Không tự ý mua thuốc tra mắt hoặc lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ vì sử dụng corticoid kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh Glôcôm."

Glôcôm được đánh giá là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng 50% người mắc bệnh này tại Việt Nam vẫn chưa được phát hiện và điều trị.

Những người có nguy cơ bị mắc bệnh Glôcôm

Những người có nguy cơ bị mắc bệnh Glôcôm

7. Bệnh Glôcôm có chữa được không?

Glôcôm không thể hoàn toàn điều trị dứt điểm, nhưng hầu hết các ca đều có thể được kiểm soát thành công. Tùy từng dạng glaucoma mà người bệnh được chẩn đoán, sẽ có các phương pháp điều trị bệnh Glocom phù hợp được chỉ định như kết hợp điều trị thuốc và dùng laser Yag hoặc phẫu thuật cắt mống mắt chu biên, cắt bè củng mạc hoặc đặt van Express.

8. Cách phòng bệnh Glôcôm

Hiện nay chưa có phương pháp để hoàn toàn phòng tránh được bệnh glôcôm. Tuy nhiên, với người có nguy cơ cao, cách duy nhất để phát hiện và chữa trị glôcôm kịp thời trong giai đoạn đầu là người bệnh, đặc biệt là những người nằm trong nhóm nguy cơ cao, cần chủ động trong việc tầm soát và thăm khám mắt định kỳ.

Glôcôm là một bệnh rất nguy hiểm tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh được mù lòa do bệnh Glôcôm bằng các biện pháp thiết thực như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo dõi thường xuyên, khi thấy mắt có những biểu hiện bất thường cần phải đi khám ngay, khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Glôcôm có thể được phát hiện thông qua các bài kiểm tra đánh giá thị lực. Trong trường hợp, người bệnh nghi ngờ mắc glôcôm, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra chuyên sâu để tìm các dấu hiệu tổn thương.

Đối với những người trên 40 tuổi phải thường xuyên đi khám mắt và đo nhãn áp với tần suất 1 năm/ lần, 6 tháng/lần với người có người thân mắc bệnh Glôcôm và định kỳ hàng tháng đối với bệnh nhân được chẩn đoán bệnh. Những người đã mổ Glôcôm cần được theo dõi thường xuyên và khám lại định kỳ để được bác sỹ nhãn khoa tư vấn, theo dõi một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tình trạng giảm thị lực của mắt. Một người trong gia đình bị bệnh Glôcôm thì phải đo nhãn áp cho tất cả mọi người trên 25 tuổi có cùng huyết thống.

Người dân không được lạm dụng thuốc có chứa corticoid nhất là những thuốc tra tại mắt vì có thể dẫn đến mù loà do bị glôcôm, đục thể thuỷ tinh, loét giác mạc. Nếu phải điều trị corticoid toàn thân trong một số bệnh lý khác cần phải được theo dõi chặt chẽ nhãn áp để phát hiện kịp thời những biến chứng do thuốc gây ra. Những người bị mắc bệnh đái đường, bệnh cao huyết áp cần thiết được điều trị đúng để đường huyết, hoặc huyết áp ổn định ở mức bình thường, mặt khác phải được kiểm tra đáy mắt định kỳ nhằm phát hiện tình trạng võng mạc thiếu máu do những bệnh này gây ra để điều trị laser dự phòng glôcôm tân mạch.

Cách phòng tránh bệnh Glôcôm

Cách phòng tránh bệnh Glôcôm

9. Những lầm tưởng thường gặp nhất về bệnh glôcôm

Glôcôm được biết đến là nguyên nhân thứ hai gây mất thị lực chỉ sau đục thủy tinh thể. Là căn bệnh không còn xa lạ, tuy nhiên cho đến nay vẫn có không ít những hiểu lầm về glôcôm. Dưới đây là 3 lầm tưởng phổ biến nhất:

9.1. Bệnh Glôcôm chỉ xảy ra ở người có nhãn áp cao

Nhãn áp trung bình của người bình thường giao động trong khoảng từ 8 đến 20 mmHg. Người bệnh glôcôm thường có nhãn áp cao nhưng không phải những người có nhãn áp cao hơn mức trung bình đều bị glôcôm. Do vậy nhãn áp chỉ được coi là một trong những yếu tố để đánh giá mắt có bị glôcôm hay không và cần có thêm các chỉ số khác.

9.2. Glôcôm là bệnh lý có tính chất di truyền và chỉ xảy khi gia đình có tiền sử mắc bệnh Glôcôm

Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra glôcôm có tính chất gia đình. Nghĩa là khi bố hoặc mẹ đã được chẩn đoán là glôcôm thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, nếu gia đình bạn có người bị glôcôm, bạn cần khám mắt định kỳ. Nhưng bên cạnh đó bệnh glôcôm còn xảy ra với người trên 40 tuổi, có bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp, người bị viễn thị, giác mạc nhỏ, người có tiền sử dùng thuốc nhóm steroid đường toàn thân hoặc tra mắt trong thời gian dài, cận thị nặng…

9.3. Cứ bị mắc bệnh Glôcôm là sẽ bị mù lòa

Bệnh glôcôm gây tổn hại các tế bào hạch võng mạc (một loại neuron thần kinh ở mắt). Các tế bào này không có khả năng tăng sinh. Do vậy các tổn hại thị giác trong Glôcôm cho đến nay là không hồi phục được nhưng có thể phòng tránh được nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Những tổn thương do glôcôm gây ra là không thể hồi phục. Vì vậy, chúng ta đừng nên chủ quan mà khi thấy mắt có bất cứ biểu hiện gì bất thường, thị lực suy giảm cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được can thiệp kịp thời. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh glôcôm cần được thăm khám và tầm soát sức khỏe mắt định kỳ. Đặc biệt, người bệnh glôcôm cần duy trì thăm khám theo lịch mà bác sĩ đã đưa ra để theo dõi thường xuyên tình trạng thị lực nhãn áp.

Một số lầm tưởng khi mắc bệnh Glôcôm

Một số lầm tưởng khi mắc bệnh Glôcôm

10. Các hoạt động cần hạn chế tham gia khi mắc bệnh Glôcôm

Lái xe như ô tô, xe máy, xe đạp do giảm trường nhìn dễ gây tai nạn

Leo cầu thang do cảm giác độ sâu và trường nhìn giảm dễ ngã

Yoga tư thế trồng chuối khiến cho đầu thấp hơn hoặc ngang mức tim làm tăng nhãn áp.

Nhạc cụ hơi như trumpet, trombone làm tăng áp lực xung quanh mặt và đường hô hấp trên, từ đó gián tiếp gây tăng nhãn áp.

Đi máy bay: Chỉ những bệnh nhân Glôcôm cấp tính cần hạn chế đi máy bay.

Cài khuy cổ áo sơ mi hoặc thắt cà vạt quá chặt sẽ làm tăng áp lực ở hệ tĩnh mạch vùng đầu cổ từ đó gây tăng nhãn áp.

Lưu ý: Trước khi quyết định tham gia một hoạt động thể thao, người bệnh nên tham khảo bác sỹ nhãn khoa để phòng tránh nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

11. Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân Glôcôm

Glôcôm là bệnh mắt tiến triển mạn tính, không hồi phục của thần kinh thị giác có hoặc không liên quan tới tăng áp lực trong mắt. Hiện tại chưa có cách điều trị triệt để, chỉ có thể kiểm soát để ổn định của bệnh. Do vậy, hiểu biết về chế độ ăn phù hợp sẽ giúp tăng hiệu quả kiểm soát và hạn chế sự tiến triển của glôcôm.

11.1. Bệnh nhân Glôcôm nên ăn Hoa quả và Rau xanh

Các chất chống oxi hóa và nitrate trong rau củ quả có thể giảm nguy cơ xuất hiện glôcôm. Vì vậy ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt các loại giàu vitamin A và C, carotenes và nitrates rất có lợi cho bệnh nhân glôcôm. Cụ thể nên dùng nhiều các loại rau lá xanh, cà rốt, rau họ cải, việt quất, cam quýt và đào.

11.2. Bệnh nhân Glôcôm nên ăn Tinh bột

Các nghiên cứu gần đây cho thấy ăn ít tinh bột không liên quan đến nguy cơ xuất hiện glôcôm. Tuy nhiên tăng tiêu thụ thịt mỡ và đạm thực vật kèm theo giảm tinh bột có thể giảm nguy cơ tổn hại thị giác.

11.3. Bệnh nhân Glôcôm nên bổ sung Vitamin B3

Mặc dù cần thêm nhiều bằng chứng nhưng dường như Vitamin B3 cho thấy tiềm năng dự phòng bệnh glôcôm. Những thực phẩm giàu B3 gồm thịt gà, lạc, nấm, gan, cá ngừ.

11.4. Bệnh nhân Glôcôm nên bổ sung Omega-3

Acid béo Omega-3 trong dầu cá (cá hồi) và hạt chia được phát hiện là có thể giảm tỉ lệ xuất hiện glôcôm.

11.5. Bệnh nhân Glôcôm nên uống cà phê (Caffeine)

Uống cà phê hoặc các đồ uống có caffeine có thể tăng nhãn áp thoáng qua trong 2 giờ. Caffein được cho là gây tăng sản xuất thủy dịch trong mắt. Thay đổi ngắn hạn này không ảnh hưởng ở phần lớn người khỏe mạnh nhưng với những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao từ gia đình hoặc đang bị glôcôm ở giai đoạn trầm trọng thì không nên dùng quá 3 - 5 ly cà phê mỗi ngày. Các đồ uống tách caffeine có thể là một lựa chọn an toàn hơn.

11.6. Bệnh nhân Glôcôm nên bổ uống Trà

Lượng caffeine trong trà thấp và không gây ra thêm bất cứ nguy cơ nào cho người bệnh glôcôm. Thực tế, người thường xuyên uống trà (một tách mỗi ngày) có tỉ lệ xuất hiện glôcôm thấp hơn người không uống trà. Trà có chứa flavonoids giúp giảm nguy cơ glôcôm thông qua cải thiện tuần hoàn tới đầu thị thần kinh.

11.7. Bệnh nhân Glôcôm nên ăn Sôcôla đen

Sôcôla đen cũng chứa flavonoids và được cho là có tác dụng hỗ trợ ổn định các bệnh tim mạch. Cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định về tác dụng có lợi của sôcôla đen trên bệnh nhân glôcôm.

11.8. Bệnh nhân Glôcôm nên uống Rượu vang

Rượu vang đỏ dùng ở mức độ vừa phải có thể giảm nguy cơ mắc glôcôm nhưng cần thêm bằng chứng khoa học để khẳng định mối liên quan này. Nho trong rượu vang có một số chất chống oxi hóa giúp cải thiện tuần hoàn đầu thị thần kinh.

11.9. Bệnh nhân Glôcôm nên uống đủ Nước

Nước là một phần tất yếu của cuộc sống và việc uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn có thể gây tăng nhãn áp thoáng qua (chẳng hạn như thói quen Bắc Kạn khi uống bia vại lớn). Do vậy bệnh nhân glôcôm được khuyến cáo uống ngụm nhỏ, nhiều lần rải rác.

11.10. Bệnh nhân Glôcôm nên bổ sung Thực phẩm chức năng

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả của việc uống đều đặn Thực phẩm chức năng trong điều trị glôcôm. Một số bệnh nhân glôcôm kèm theo thoái hóa hoàng điểm. Những trường hợp này có thể được khuyến cao nên uống bổ sung một số vi chất hỗ trợ chức năng hoàng điểm.

Tuy nhiên, người bệnh Glôcôm nên sử dụng các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc có chứa thành phần Flavonoids, Rutin, Lambertianic Acid, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Carotene… giúp tăng cường lưu thông máu đến đầu dây thần kinh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dây thần kinh…

Người bệnh Glôcôm nên ăn uống thế nào?

Người bệnh Glôcôm nên ăn uống thế nào?

12. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh Glôcôm

12.1. Nếu phát hiện trong giai đoạn đầu, bệnh Glôcôm có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Tiên lượng cho bệnh tốt hơn nếu được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, bệnh Glôcôm không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

12.2. Bệnh Glôcôm ảnh hưởng như thế nào lên người điều khiển phương tiện giao thông?

Glôcôm ảnh hưởng đến khả năng căn đường và quan sát phương tiện, người tham gia giao thông, vật cản lái xe. Vì vậy nếu tài xế mắc bệnh Glôcôm cần nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của bệnh lên chức năng thị giác cũng như khả năng lái xe an toàn.

12.3. Trong thời gian chữa bệnh Glôcôm có được tiêm vaccine hay không?

Nếu bị Glôcôm góc đóng sau khi phẫu thuật dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm thì hãy tiêm vaccine sau 2 - 3 tuần dùng thuốc. Còn nếu chữa Glôcôm ở góc mở bằng nhỏ thuốc thì có thể tiêm vaccine.

12.4. Biệt danh kẻ đánh cắp ánh sáng thầm lặng có phải là bệnh Glôcôm?

Hầu hết các bệnh nhân Glôcôm có triệu chứng thường kín đáo cho đến giai đoạn cuối của bệnh, khi đó đã xảy ra mất thị lực đáng kể, dẫn đến mất thị trường không thể phục hồi.

12.5. Làm thế nào để phòng tránh và chữa trị bệnh Glôcôm?

Để phòng bệnh Glôcôm thì bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp sử dụng các loại Thực phẩm chức năng tốt cho mắt như các sản phẩm: Nước uống Collagen, Omega 3, Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc

Khám mắt định kỳ và phát hiện bệnh để điều trị là phương pháp duy nhất để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời trong giai đoạn vàng. Với những ai đã mắc bệnh thì việc quan trọng là phải tuân thủ tái khám định kỳ mỗi 3 tháng và dùng thuốc đều đặn.

Glôcôm có thể gây mất thị lực hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời. Theo ước tính của WHO, năm 2020 có ~80 triệu người mắc Glôcôm, trong đó trường hợp mù lòa do căn bệnh này lên tới 11,2 triệu người. Với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực như trên, có hiểu biết về bệnh Glôcôm sẽ giúp bản thân và người thân tránh được các nguy cơ đến từ bệnh lý này.

Bệnh có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị sớm: Glôcôm không thể điều trị dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt nếu phát hiện sớm. Chính vì vậy, việc chủ động khám mắt định kỳ là rất quan trọng để có phương pháp ứng phó kịp thời.

Bảo vệ mắt cho chính mình mà còn cho cả người thân. Có không ít người lớn tuổi không có điều kiện để tiếp cận các thông tin y tế dẫn đến hiểu biết về bệnh Glôcôm rất hạn chế. Do đó, những kiến thức về bệnh Glôcôm không chỉ hữu ích để bảo vệ mắt cho chính mình mà còn cho cả những người thân xung quanh.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường  Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận...
Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp
Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đây là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, bài tiết ra 3 hormone lưu hành trong máu bao gồm 2 hormone...
Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️ Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Nhưng chỉ có khoảng 14% trường...
Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh? Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh?
Theo WHO, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đột quỵ là nguyên...
Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày
Double Cleansing - hay còn gọi là phương pháp rửa mặt hai bước - đã trở thành xu hướng trong giới làm đẹp và skincare những năm gần đây. Đây là một trong những...
Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da
Skincare không cần phải phức tạp để mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng phải áp dụng nhiều bước, sử dụng hàng loạt sản phẩm mới có thể có...
Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp
Bạn có biết, việc xác định loại da là bước đầu tiên để chăm sóc da hiệu quả? Chỉ khi biết chính xác loại da, bạn mới có thể chọn đúng sản phẩm và phương...
Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh
Ceramide là lớp lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da, chiếm đến 50% lipid ở lớp sừng giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì hàng rào độ ẩm tự nhiên,...
Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không? Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không?
Đường huyết cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, mù mắt, cắt cụt chân... Theo thống kê của Bộ Y tế Việt...
Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể
Hệ thống nội tiết tố là một lĩnh vực rộng lớn, rất khó và phức tạp trong lĩnh vực y học. Trong bài này hãy cùng chúng tôi mô tả một cách ngắn gọn về sinh...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon