Dân gian có câu "Thập nhân, cửu trĩ" (tạm dịch: cứ 10 người thì có 9 người bị bệnh trĩ). Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, có 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Số người mắc bệnh ở độ tuổi 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%.
Vậy bệnh trĩ là gì? Cách phòng và điều trị bệnh trĩ thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ (tên gọi dân gian: lòi dom) là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, cụ thể:
Tình trạng búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn (trên đường lược). Giai đoạn đầu của bệnh thường không gây ra nhiều đau đớn và không thể quan sát búi trĩ bằng mắt thường.
Bệnh trĩ nội là bệnh lý liên quan tới đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Nếu các tĩnh mạch bị giãn quá mức và tình trạng này kéo dài sẽ làm mất khả năng đàn hồi và hình thành nên các búi trĩ. Theo thống kê về y tế ở nước ta, trung bình thì cứ 4 người sẽ có một người bị bệnh trĩ, trong đó bệnh trĩ nội là loại dễ mắc phải nhất.
Búi trĩ hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn (dưới đường lược), thường gây ra cảm giác đau rát, đặc biệt khi ngồi. Người bệnh có thể quan sát búi trĩ bằng mắt hoặc thậm chí sờ nhẹ để cảm nhận kích thước của búi trĩ.
Trĩ hỗn hợp là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ - trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ thường gây đau nhức, khó chịu, chảy máu khi đại tiện,… Tuy nhiên bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh lý này bắt buộc phải kết hợp với sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật xâm lấn và điều chỉnh lối sống.
Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn mà bệnh trĩ được chia theo các cấp độ sau:
Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, và dưới đây là danh sách các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ:
Tùy vào từng loại trĩ, dấu hiệu sớm của bệnh sẽ khác nhau. Dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 1 thường không rõ ràng và dễ bị người bệnh bỏ qua. Búi trĩ nhỏ và nằm sâu bên trong ống hậu môn khiến các tổn thương thực thể khó nhận biết.
Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn, nhất là khi ngồi quá lâu.
Vùng hậu môn tiết chất nhầy gây ẩm ướt, khó chịu.
Có thể xuất hiện cảm giác đau rát trong và sau khi đi đại tiện.
Người bệnh có thể thấy một ít máu tươi lẫn trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, triệu chứng này thường gặp ở bệnh trĩ ngoại hơn là trĩ nội.
Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ dễ nhận biết hơn trĩ nội. Người bệnh có thể nhận thấy các tổn thương thực thể bao gồm:
Xuất hiện búi trĩ, lòi nhẹ ra khỏi hậu môn có thể sờ hoặc nhìn thấy bằng mắt, đặc biệt trong những lần đi đại tiện, nếu bạn phát hiện dấu hiệu này thì tình trạng bệnh trĩ đã rất nặng.
Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng cơ năng như: cộm, đau nhẹ tại hậu môn do búi trĩ bị chèn ép, vùng hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy.
Xuất hiện máu khi đi đại tiên. Lượng máu này thường ít, bám lên phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Nguyên nhân là do búi trĩ bị cọ xát và làm vỡ các mạch máu.
Ngoài ra, không chỉ những bệnh nhân trĩ nội mà các loại trĩ khác đều có biểu hiện táo bón. Dấu hiệu này có thể xuất hiện nhiều ngày, khi đại tiện trở nên khó khăn và máu dính với phân do táo bón sẽ nhiều hơn.
Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng thì bệnh trĩ chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Nếu táo bón kéo dài thì khi đi đại tiện chúng ta sẽ phải dùng lực rặn nhiều để tống phân ra ngoài, lực này ngày càng đè nén lên tĩnh mạch hậu môn, làm cho tĩnh mạch này chịu áp lực và ngày càng co dãn, lâu dần dẫn đến trĩ. Ngoài ra, táo bón làm thời gian đại tiện lâu, do đó sẽ ảnh hưởng đến hậu môn.
Những người thường xuyên uống rượu, bia, thuốc lá, ăn đồ cay, nóng, ít uống nước, ít ăn rau xanh, trái cây,… sẽ dẫn đến táo bón và lâu dần trĩ có nguy cơ xuất hiện.
Những đối tượng có công việc đứng ngồi quá lâu như: nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, tài xế, thợ may… không có thời gian vận động, sẽ khiến cho áp lực lớn dồn nén lên hậu môn và lâu ngày sẽ mắc phải bệnh trĩ.
Nhiều người có quen đi đại tiện ngồi rất lâu, vừa đại tiện vừa đọc báo, xem phim, chơi game,…Tuy nhiên không biết rằng lúc này phân dồn xuống hậu môn nhưng chưa được đưa ra ngoài, sẽ tạo áp lực lên thành tĩnh mạch dẫn đến mắc trĩ.
Những người bước sang tuổi lục tuần thì bắt đầu thoái hóa, hệ tiêu hóa cũng dần dần kém đi, cơ thể chậm chạp, không còn linh hoạt, lúc này tĩnh mạch hậu môn cũng đang lão hóa vì thế rất dễ mắc phải bệnh trĩ.
Phụ nữ mang thai, sinh nở là đối tượng rất dễ bị trĩ, bởi trong giai đoạn này cơ thể và chế độ ăn uống có nhiều sự thay đổi, nhất là lúc thai nhi lớn dần sẽ gây áp lực đến vùng xương chậu và hậu môn, ngoài ra khi sinh thường chị em cũng phải dùng sức để rặn, từ đó bệnh sẽ xuất hiện.
Béo phì, khuân vác nặng, quan hệ tình dục đường hậu môn, rối loạn tiêu hóa,… cũng là tác nhân gây nên căn bệnh này.
Không ít người bệnh trĩ chủ quan nghĩ bệnh không nguy hiểm, lại ở vùng kín nên giấu bệnh, cắn răng sống chung với trĩ, ngại ngùng trì hoãn việc thăm khám. Tuy nhiên, bệnh trĩ nếu không được phát hiện và để lâu gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe.
Tắc nghẹt ống hậu môn - trực tràng.
Hoại tử búi trĩ, thậm chí dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu.
Mất máu, thiếu máu.
Đại tiện mất tự chủ.
Áp xe hậu môn.
Rối loạn thần kinh.
Biến chứng gây bệnh phụ khoa ở nữ giới.
Khi phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh trĩ, người bệnh cần cải thiện chế độ ăn uống - sinh hoạt sao cho hợp lý, khoa học; đồng thời thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Trong quá thực tế có rất nhiều bệnh nhân hiểu sai về bệnh trĩ dẫn đến những điều trị không đúng và đôi khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, để thoát khỏi bệnh trĩ, cần hiểu đúng và xử trí đúng.
Nhiều người nghĩ đi đại tiện ra máu là bệnh trĩ và bệnh trĩ là bệnh “xã hội” (bệnh xấu, lây truyền) và bệnh trĩ có thể điều trị bằng đắp thuốc, chích thuốc tại chỗ. Việc hiểu đúng sẽ giúp chúng ta có cách phòng ngừa đúng và điều trị phù hợp.
Cần khẳng định rằng không phải đi đại tiện ra máu là chắc chắn bệnh trĩ và cũng phải hiểu bệnh trĩ không phải là bệnh xấu, lây truyền qua đường tình dục. Bản thân bệnh trĩ là bệnh lành tính và được hình thành do sự giãn nở của mạch máu. Bệnh thường gặp ở những người đứng lâu, ngồi lâu do tính chất công việc, ví dụ như tài xế, người khuân vác nặng, nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc lâu…; bệnh cũng gặp ở những người táo bón, tiêu chảy kéo dài, cũng hay gặp ở những người phụ nữ mang thai.
Việc giãn nở mạch máu lâu ngày sẽ tạo nên búi trĩ và biểu hiện là các khối phồng hậu môn to dần, gây đau, gây chảy máu, gây khó chịu vùng hậu môn.
Tuy nhiên không phải tiêu máu là chắc chắn bệnh trĩ. Có những bệnh khác cũng gây tiêu máu và nếu không được chuẩn đoán đúng, cứ hiểu nhầm là bệnh trĩ sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Đặc biệt nghiêm trọng nếu nhầm với ung thư vùng hậu môn trực tràng. Bác sĩ khám kỹ, đánh giá máu chảy như thế nào sẽ biết đó là bệnh lành (như bệnh trĩ) hay bệnh ác (như ung thư).
Chúng ta từng nghe câu “thập nhân cửu trĩ”, như vậy ai cũng có thể bị bệnh trĩ. Vì vậy đừng vì bệnh vùng kín, xấu hổ mà không khám để bệnh lâu ngày khó điều trị hoặc là bệnh ác tính mà không biết sẽ vào giai đoạn trễ mà y học sẽ bó tay. Việc điều trị trĩ là hoàn toàn có thể hết. Người dân cần tránh điều trị theo dân gian như đốt, cắt, đắp thuốc… sẽ dẫn đến một số biến chứng nặng, nghiêm trọng. Điều trị không đúng sẽ gây đau đớn, mất tiền, dẫn đến biến chứng nặng như loét vùng hậu môn có trường hợp chít hẹp hậu môn không thể đi tiêu được. Tại bệnh viện có những trường hợp người bệnh khi trĩ để quá to, điều trị không đúng gây hẹp, nên những lúc đó giải quyết rất khó, có trường hợp phải làm hậu môn tạm thời bên hông một thời gian mới giải quyết được triệt để bệnh trĩ.
Bệnh trĩ sẽ được chia ra nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ sẽ điều chỉnh thói quen sinh hoạt, uống thuốc kèm theo. Mức độ nặng hơn sẽ can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật nhưng ưu tiên làm sao để bệnh nhân ít đau nhất, nằm viện ngắn nhất và trở lại làm việc sớm nhất. Người dân đừng để bệnh trĩ quá nặng mới khám và điều trị, lúc đó sẽ khó khăn, kéo dài trong điều trị.
Biết được bệnh trĩ không phải là ác tính, không lây và có một số yếu tố thuận lơi như trên, người dân hoàn toàn có thể phòng ngừa được và khi có bệnh điều trị sớm sẽ trách được những biến chứng không đáng có. Chúc bà con có sức khỏe tốt và xử trí đúng với bệnh trĩ.
Ăn nhiều rau xanh.
Uống nhiều nước.
Rèn luyện sức khỏe.
Tắm nước ấm mỗi ngày.
Thải độc đường ruột và hệ tiêu hóa bằng Cà phê giảm cân & thải độc Edally Super Slimming Garcinia Coffee. Với thành phần Garcinia Cambogia, Maltodextrin, Vitamin C, L - Carnitine, Chiết xuất lô hội, Chiết xuất Cam, Collagen Cá biển, Chiết xuất hoa dâm bụt… giúp dọn sạch đường ruột và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và đào thải mỡ thừa, mỡ nội tạng và giảm thiểu bệnh trĩ.
Làm sạch mạch máu, thải độc cơ thể, tăng cường sức bền thành mạch máu bằng Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule. Với thành phần Rutin giúp bảo vệ thành mạch và các thành phần như Lambertianic Acid, Protein, sắt, Vitamin A, Carotene, Vitamin D, Vitamin K, Vitamin C, Oligomeric Proantho Cyanidin, Paclitaxel, Taxol D-Alpha-Tocopherol,… giúp làm sạch mạch máu, đánh tan mỡ máu và cục máu đông, chống oxy hóa tế bào, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu, kháng khuẩn, kháng virus từ đó giúp giảm thiểu bệnh trĩ nhanh chóng.
Bệnh trĩ không thể tự khỏi, để càng lâu càng thêm nặng, thêm đau. Bệnh được phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí. Do đó, hãy có lối sống lành mạnh, sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như sản phẩm: Cà phê giảm cân & thải độc Edally Super Slimming Garcinia Coffee và Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule hàng ngày để bệnh trĩ không còn là nỗi lo.
Mọi thông tin chi tiết về Thương hiệu Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Edally BH Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline: 0902.158.663 hoặc website: edallyhanquoc.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com