Theo ThS.BS Phạm Xuân Hiếu - Trưởng khoa Cấp cứu - Trưởng đơn vị đột quỵ - Bệnh viện E (Hà Nội), tại Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể: Miền Bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1; Miền Trung hay gặp nhồi máu não vào tháng 10, xuất huyết não thường tháng 12.
Miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều như phía bắc, trong 3 tháng này số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.
Theo các chuyên gia về đột quỵ, thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, vì nhiệt độ thấp khiến các mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi, co mạch máu gây ra tăng huyết áp, sức cản ngoại vi tăng cao gây ra đứt mạch máu não, vỡ mạch máu não sẽ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ và nguy cơ tử vong rất cao.
Đột quỵ có mối liên hệ với mật thiết với thời tiết. Tỷ lệ đột quỵ xảy ra vào màu đông cao hơn mùa hè. Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông.
Khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều.
Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.
Thời tiết lạnh có thể làm co các mạch máu, làm tăng áp lực lên mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp, từ đó dẫn đến xuất huyết não - nguyên nhân đột quỵ phổ biến.
Khi trời lạnh, cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu lẫn tiểu cầu, làm cho máu vón cục và hình thành máu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.
Vào mùa lạnh, số lượng hồng cầu, tiểu cầu tăng lên, dẫn đến làm tăng độ đặc quánh của máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt, ở những người bị xơ vữa động mạch, mức cholesterol trong máu cao thì khả năng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu càng cao.
Đặc biệt, những người cao tuổi (từ 50 trở lên), người bị huyết áp cao, người bị đái tháo đường, người hút thuốc lá và béo phì là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ não mùa lạnh cao nhất.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân trong mùa đông cũng như để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ xảy ra, người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý phòng ngừa dột quỵ như sau:
Bệnh nhân tăng huyết áp cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm cho cơ thể ngay cả khi ở trong nhà và khi đi ra ngoài.
Mùa đông nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất là từ 16 đến 18 độ C. Hạn chế ra ngoài khi trời lạnh và thay đổi nhiệt độ đột ngột để tránh hiện tượng co mạch, làm tăng khả năng đột quỵ.
Thường xuyên uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ và dùng các thực phẩm, đồ uống nóng có thể giúp tăng năng lượng đồng thời giúp giữ ấm cho cơ thể.
Buổi sáng, khi tỉnh giấc, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút để cơ thể dần thích nghi.
Không nên tắm ngay sau khi vừa ở ngoài trời nắng gắt hoặc vận động thể lực đổ mồ hôi nhiều.
Vào mùa đông, nên ngủ trong phòng kín gió, đủ ấm.
Buổi sáng thức dậy không nên ra khỏi chăn và xuống giường quá đột ngột, cần có vài động tác thể dục để cơ thể thích ứng với điều kiện bên ngoài.
Không ăn quá nhiều chất đường, chất béo... vì những chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng lên, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng cao, dẫn đến tăng áp lực thành mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như tăng nguy cơ đột quỵ.
Không nên uống rượu nhiều khi trời lạnh. Chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp. Khi đó, chỉ cần xuất huyết nhẹ là đủ dẫn tới tai biến.
Tập luyện đều đặn và phù hợp sẽ giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức. Nếu thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.
Nên vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.
Quan trọng nhất, người bệnh cần tuân thủ điều trị và uống thuốc đúng - đủ -đều theo đơn của bác sĩ, đồng thời bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule mỗi ngày với liều dùng 2 viên, chia làm 2 lần sáng và tối sau ăn 30 phút, để duy trì mức huyết áp ổn định lâu dài, tránh xa nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não...
Mọi thông tin chi tiết về Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule và Thương hiệu Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Edally BH Hàn Quốc cũng như chính sách đại lý kinh doanh Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Edally BH Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 hoặc website: edallyhanquoc.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com