Tại Việt Nam, bệnh loãng xương gây ảnh hưởng cho 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Theo thống kê, 75% trường hợp gãy cổ xương đùi ở phụ nữ và 25% gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 50 tuổi có nguyên nhân do loãng xương.
Để hiểu rõ hơn về bệnh loãng xương, bài viết này sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dựa trên các nghiên cứu khoa học và kiến thức chuyên sâu về cơ xương khớp.
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động.
Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả.
Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.
Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới.
Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Xét nghiệm máu và nước tiểu: kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.
Hệ thống máy đo loãng xương toàn thân Osteodoctor sản xuất tại Hàn Quốc, sử dụng công nghệ quét với chùm tia hình rẻ quạt DXA cho tốc độ nhanh hơn loại chùm tia bút chì khi đo mật độ xương. Osteodoctor chụp chiếu đồng thời xương đùi chỉ mất 18 giây và cột sống cũng chỉ mất 18 giây. Osteodoctor sử dụng hệ thống X-ray DXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry - Hấp thụ năng lượng kép) cho kết quả chính xác hơn.
Tốc độ quét cực nhanh với hệ thống chụp chiếu liên tục, chụp chiếu 3 vùng (Cột sống và 2 Xương đùi) chỉ với một lần chụp duy nhất. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn bởi vì thời gian chụp rất nhanh, đặc biệt người vận hành sẽ đưa ra kết quả nhanh nhất cho bệnh nhân và có thể đưa ra lời tư vấn ngay tức thì.
Loãng xương là tình trạng xương trở nên mỏng, yếu và dễ gãy hơn do mất mật độ xương. Đây là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Việc điều trị loãng xương nhằm mục đích tăng cường mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả.
Xoa bóp bấm huyệt: Giúp các cơ vận động thụ động, duy trì sức mạnh cơ bắp, gián tiếp duy trì mật độ và sức mạnh của xương.
Khí công - dưỡng sinh: Tập 20-30 phút/ngày bằng những bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng cá nhân giúp cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái, từ đó mà duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Đồng thời, tập khí công dưỡng sinh ngoài trời buổi sáng cũng có tác dụng giúp cơ thể tăng tổng hợp vitamin D, từ đó mà ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Sử dụng các bài thuốcY học cổ truyền phù hợp với từng thể bệnh như thể thận dương dư, thể tỳ vị hư nhược, thể can thận âm hư...
Ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày.
Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày.
Nam giới trên 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc 1000 mg canxi mỗi ngày.
Nam giới trên 70 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.
Nữ giới trên 50 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.
Nguồn canxi trong thực phẩm bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm giàu canxi như nước trái cây hoặc đậu, cá, các loại rau lá xanh.
Bổ sung Thực phẩm chức năng để hỗ trợ xương khớp như: Glucosamine, Collagen, Canxi…
Thường xuyên đo loãng xương (6 tháng/ lần) để kiểm tra mật độ xương.
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa.
Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị của bác sĩ.
Không hút thuốc.
Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/cach-phan-biet-thoai-hoa-khop-va-loang-xuong.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com