Hotline

0902158663
MENU
0
02/04/2024 - 11:49 AMedallyhanquoc.vn 241 Lượt xem

Bệnh tim mạch đã và đang trở thành gánh nặng cho xã hội, kéo theo nhiều hệ lụy trong đời sống. Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong do mắc các bệnh lý về tim và mạch máu, chiếm tỷ lệ cao nhất so với tất cả các nhóm bệnh lý khác. Cứ mỗi 2 giây sẽ có một người chết vì bệnh tim mạch, cứ 5 giây sẽ có một người bị nhồi máu cơ tim.

Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trước đây thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa, một phần là do lối sống trong thời đại mới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tim mạch có thể cướp đi sinh mạng hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trụy mạch.

Hậu quả khi bạn sở hữu một hệ tim mạch tồi sẽ như thế nào?

Hậu quả khi bạn sở hữu một hệ tim mạch tồi sẽ như thế nào?

1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch

Khi nói về cơn đau tim, các chương trình truyền hình thường bi kịch hóa vấn đề. Chúng ta có thể hình dung được nhân vật sẽ bị đau ngực đột ngột, khuỵu gối và ngã đập mặt xuống nền nhà (và đương nhiên khung hình này được chiếu chậm). Rồi nhân vật sẽ nhìn cảnh vật xung quanh mờ dần với tiếng còi xe cứu thương vọng lại từ xa. Đau ngực đúng là dấu hiệu thường thấy nhưng chỉ rất nhẹ giống như dấu hiệu cảnh báo chứ không giống như trên phim. Dưới đây là 5 dấu hiệu để nhận biết trái tim bị đau yếu:

1.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch qua đánh trống ngực:

Cảm giác tim đập nhanh hơn khi bị căng thẳng. Nếu bạn không làm việc quá sức mà thấy tim vẫn đập mạnh như đang ở trong sàn nhảy, có thể bạn bị thiếu ngủ, uồng quá nhiều cả phê hoặc bị cơn hoảng loạn.

Đôi khi cơn rung nhĩ cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng đánh trồng ngực. Cơn rung nhĩ xảy ra khi dòng điện điều hòa nhịp tim bị thay đổi khiến cho tim đập bất thường. Bạn có thể thấy tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc quá mạnh kể cả khi đang nghỉ ngơi.

1.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch qua sưng chân:

Đôi giày cũ trước đây bạn vẫn đi vừa giờ trở nên chật? Có phải giày bị co hay bạn bị tăng khá nhiều cân? Nếu không phải những nguyên nhân này, cơ thể bạn có thể bị giữ nước- là dấu hiệu của bệnh tim hoặc tim bị suy yếu. Trái tim yếu bị giảm khả năng bơm máu đến các cơ quan của cơ thể một cách hiệu quả, khiến cho máu bị dồn đọng ở các chi.

1.3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch qua mệt mỏi hoặc kiệt sức đột ngột:

Dấu hiệu tiếp theo của bệnh tim là bạn thấy tốn sức hơn khi hoạt động. Việc cảm thấy mệt mỏi liên tục & kéo dài chính là dấu hiệu trái tim không bơm đủ máu cho cơ thể. Nguyên nhân có thể là do mạch máu bị tắc hẹp hoặc suy giảm chức năng tim. Mệt mỏi kéo dài cũng có thể là dấu hiệu bạn sắp bị nhồi máu cơ tim.

Kiệt sức do căng thẳng, làm việc quá tải thường có thể được chữa trị đơn giản bằng một giấc ngủ sâu. Ngủ ngon là phương thức hiệu quả giúp bạn thoát khỏi tình trạng kiệt sức.

Theo sách trắng của Nhật Bản, "Karoshi" (lược dịch "chết vì làm việc quá sức") là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề sức khỏe tâm thần & tự tử tại đất nước này. Bạn nên cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ hàng ngày. Khi bạn có cảm giác khỏe mạnh, năng động, tim sẽ bơm đủ máu để cơ thể hoạt động.

1.4. Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch qua ngáy ngủ:

Ngáy ngủ là dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ, là bệnh lý do đường thở bị tắc và nhóm cơ điều khiển hơi thở không hoạt động. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bản thân và vợ/chồng, mà, theo các nhà nghiên cứu, còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể bị ngừng thở nhiều lần trong đêm, khiến cho lượng ô xy trong máu giảm, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim & mắc bệnh tim mạch.

1.5. Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch qua sưng lợi và chảy máu chân răng:

Mặc dù sưng lợi và chảy máu chân răng là triệu chứng của bệnh nha chu, các dấu hiệu này cũng có thể liên quan đến các bệnh khác như tim mạch. Bệnh nhân bị sưng lợi có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biền mạch máu cao hơn gấp 3 lần. Bác sỹ cũng cho hay, vi khuẩn ở lợi cũng có thể lan vào tim gây viêm động mạch.

Các triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch

 

Các triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch

Mặc dù vệ sinh răng miệng không phải là giải pháp để phòng tránh bệnh tim, bạn vẫn cần chăm sóc răng miệng thích hợp. Bạn nên đánh răng & làm sạch bằng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần mỗi ngày và khám nha khoa 2 lần mỗi năm.

2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim, mạch vành có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Singapore. Những người bị bệnh tim mạch có nguy cơ bị những cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, các nguy cơ này được chia thành 2 nhóm: Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được và các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

2.1. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch không thể thay đổi được:

Tuổi tác: Người có tuổi càng cao thường có xu hướng mắc bệnh tim hơn cũng như có nguy cơ cao bị loạn nhịp tim. Việc giảm nội tiết tổ oestrogen ở phụ nữ sau mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quy.

Chủng tộc: Nghiên cứu ở Singapore cho thấy người thuộc chủng tộc Nam Á có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao nhất, cao hơn 2 lần so với người Mã Lai & cao hơn 2 lần so với người Trung Quốc.

Di truyền: Những người có người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) có tiền sử mắc bệnh tim có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Một số nguy cơ cũng thường có yều tổ gia đình như tăng mỡ máu....

Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn phụ nữ từ 3 đến 5 lần. Tuy nhiên, nguy cơ tăng lên ở phụ nữ mãn kinh. Sau mãn kinh 5-10 năm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ tương đương với nam giới.

Mãn kinh: Nội tiết tố oestrogen giảm ở phụ nữ mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Xét nghiệm sinh hóa máu sẽ thấy tăng triglyceride và mỡ máu xấu LDL khiến cho phụ nữ dễ mắc bệnh tim mạch hơn sau mãn kinh.

2.2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể thay đổi được:

Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ tử vong do ngừng tim đột ngột cao hơn người không hút thuốc 2 đến 3 lần. Khoảng 40% người dưới 65 tuổi tử vong do bệnh tim mạch là người nghiện thuốc. Hút thuốc cũng là nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp, ung thư & bệnh phối.

Cao huyết áp: Cao huyết áp là nguyên nhân chính của bệnh tim mạch. Tình trạng cao huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến suy tim. Cao huyết áp cũng là nguyên nhân phổ biến của đột quy. Đôi khi cao huyết áp cũng có triệu chứng, có thể là đau đầu, chóng mặt & mờ mắt nếu huyết áp tăng quá cao. Người bị cao huyết áp cần đo huyết áp mỗi ngày 1 lần. Huyết áp tăng nhẹ có thể trở lại mức bình thường qua các hoạt động như tập thể dục, giảm cân, ăn nhạt ít muối... Nếu thay đổi lối sống không có hiệu quả, người bị cao huyết áp cần dùng thuốc điều trị cả đời.

3. Khám và kiểm tra bệnh tim mạch

Sau khi tìm hiểu về 5 dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch, đừng hoảng sợ nếu thấy các dấu hiệu này có vẻ quen thuộc. Bạn nên tư vấn bác sỹ, có nhiều kỹ thuật để chẩn đoán xem bạn có thật sự bị bệnh tim. Bác sỹ sẽ khám lâm sàng, khai thác tiền sử cá nhân & gia đình trước khi chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán phù hợp. Dưới đây là các kỹ thuật chẩn đoán bệnh tim mạch:

3.1. Điện tâm đồ kiểm tra bệnh tim mạch:

Điện tâm đồ, còn gọi là điệm tim, ghi lại các tín hiệu điện đề hỗ trợ bác sỹ tìm ra các bất thường về nhịp tim & cấu trúc tim. Bệnh nhân có thể được chỉ định làm điện tâm đồ tĩnh hoặc điện tâm đồ gắng sức.

3.2. Nghiệm pháp gắng sức kiểm tra bệnh tim mạch:

Nghiệm pháp gắng sức còn được gọi là Điện tâm đồ gắng sức. Bệnh nhân tập thể dục hoặc uống thuốc làm tăng nhịp tim trước khi ghi hình.

3.3. Holter monitor kiểm tra bệnh tim mạch:

Holter monitor là thiết bị nhỏ được gắn vào người bệnh nhân để đo điện tim liên tục trong thời gian 24 đến 72 tiếng. Holter monitor được chỉ định để tìm ra các bất thường về nhịp tim mà điện tâm đồ thường quy không phát hiện được.

3.4. Siêu âm tim kiểm tra bệnh tim mạch:

Siêu âm qua thành ngực cho thấy hình ảnh về cấu trúc & chức năng tim.

3.5. Chụp X-quang mạch kiểm tra bệnh tim mạch:

Đo áp lực buồng tim thông qua tiêm chất nhuộm cản quang.

Chất nhuộm cản quang được tia X phát hiện cung cấp cho bác sỹ hình ảnh máu lưu thông qua tim, mạch máu & van để đánh giá các bất thường về tim mạch.

3.6. Chụp cát lớp vi tính (CT) kiểm tra bệnh tim mạch:

Kỹ thuật này được chỉ định để kiểm tra các vấn đề về tim. Khi chụp, bệnh nhân sẽ nằm trong lồng máy hình trụ ngang. Lồng máy quay xung quanh bệnh nhân khi phát tia X & thu thập các hình ảnh của tim & lồng ngực.

3.7. Chụp cộng hưởng từ (MRI) kiểm tra bệnh tim mạch:

Bệnh nhân nằm trong lồng trụ ngang phát từ trường, cung cấp hình ảnh trái tim để bác sỹ đánh giá & chẩn đoán.

4. Tập luyện trở lại sau khi bị bệnh tim mạch nhồi máu cơ tim

Nghĩ đến tim đập nhanh hơn bình thường có thể làm cho người vừa thoát khỏi cơn nhồi máu cơ tim thấy sợ hãi. Tuy nhiên, bạn không cần phải hoảng sợ. Cách bạn có thể tập luyện trở lại với chế độ bình thường hoặc chuyển từ lối sống tĩnh lặng sang hành trình mới năng động.

4.1. Tập luyện thế nào để an toàn cho tim mạch?

Lo nghĩ về việc nên hay không nên làm gì sau khi ra viện là hoàn toàn bình thường. Bạn cũng có thể băn khoăn nên bắt đầu tập luyện ở cường độ nào là phủ hợp. Do tình trạng mỗi người khác nhau, không có công thức chung cho tất cả mọi người. Bạn chỉ cần ghi nhớ 2 điểm sau:

Lắng nghe cơ thể bạn: Hãy lắng nghe & đánh giá phản ứng của cơ thể. Đây là chỉ dẫn quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động thể chất một cách an toàn.

Tiến hành chậm rãi: Kiên nhẫn & thực hiện từng bước một. Tăng dần cường độ dựa theo tư vấn của bác sỹ. Để bắt đầu, bạn nên tập cùng người khác để an toàn & có thêm động lực tập luyện.

4.2. Bắt đầu tạp luyện thế nào để an toàn cho tim mạch?

Tập trên nền phẳng: Chọn nền phẳng để đi bộ kể cả ngoài trời hay trong nhà trên máy chạy bộ, đi trên nền bằng phẳng trước khi thử với đường dốc và leo lên, xuống đường đồi.

Tăng dần thời gian tập luyện: Bắt đầu với đi bộ trong thời gian ngắn, như 5 phút mỗi lần trong tuần đầu tiên, tăng lên 10 phút trong tuần tiếp theo & tăng dần hàng tuần cho đến khi đạt thời gian tập luyện 30 phút sau 6 tuần. Nếu bạn đã từng tập chạy trước khi bị ốm, bạn có thể đi bộ nhanh trong thời gian ngắn sau khi đi bộ 30 phút mà không thấy mệt rồi tăng dần thời gian của mỗi lần tập.

Cách tập luyện sau khi bị nhồi máu cơ tim như thế nào để nhanh hồi phục?

Cách tập luyện sau khi bị nhồi máu cơ tim như thế nào để nhanh hồi phục?

Làm nóng cơ thể, nghỉ ngơi & giãn cơ: Khởi động bài tập một cách chậm rãi để cơ thể làm quen với bài tập. Giảm dần cường độ trước khi kết thúc bài tập. Nhớ lảm giãn chi sau khi tập.

Môi trường: Tập luyện ở nhiệt độ dễ chịu không quá nóng hoặc quá lạnh. Tập trong môi trường có nhiệt độ cực đoan làm ảnh hưởng đến tim mạch.

4.3. Tăng cường tập luyện thế nào để an toàn cho tim mạch?

Bạn có thể thêm các bài tập mới sau 6 tuần kể từ khi hỗi phục. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu tập luyện. Có thể bắt đầu tăng cường độ tập luyện với các bài tập sau:

Leo cầu thang: Nếu ở nhà cao tầng, nên đi thang bộ chậm rãi khi ra khỏi và về nhà. Nếu bạn có thể đi bộ ở tốc độ binh thường, bạn cũng có thể dễ dàng leo cầu thang vài tầng thấp rồi tăng dần tốc độ & số tầng.

Các môn thể thao khác: Các môn thể thao khác yêu cầu cường độ cao hơn như đạp xe, golf, bơi & tennis. Bạn có thể tập kết hợp với đi bộ khi sức khỏe của bạn tăng lên theo thời gian tập luyện.

Bài tập tăng cường sức mạnh: Các bài tập sức mạnh như nâng tạ nặng có thể làm tăng huyết áp nên cần kiên nhẫn. Bắt đầu tập luyện chậm rãi ở mức nhẹ và tăng dần.

5. Ăn gì để hệ tim mạch luôn khỏe mạnh?

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầy ở Singapore. Theo Hội Tim mạch Singapore, mỗi ngày có 17 người tử vong do bệnh tim mạch ở quốc gia này.

Năm 2017, bệnh tim mạch được cho là chiếm tới 30.1% trong tổng số ca tử vong toàn Singapore. Nghĩa là, cứ 3 người tử vong thì có 1 người chết do bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và có thể tác động đến nguy cơ mắc bệnh tim. Để bảo vệ trái tim chúng ta khỏi căn bệnh chết người này, các bạn nên áp dụng các lời khuyên dưới đây.

5.1. Ăn rau la xanh và ngũ cốc nguyên hạt để bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh:

Các loại rau có lá xanh sẵm như cải bó xôi, cải kale có nhiều khoáng chất, vitamin & chất chống ô xy hóa; đồng thời là nguồn vitamin K dồi dào giúp cơ thể bảo vệ thành mạch, điều hòa đông máu. Ngoài ra, rau lá xanh còn giàu muối nitrate có tác dụng làm giảm huyết áp, xơ cứng thành mạch & cải thiện chức năng của nội mạc mạch máu.

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, hỗ trợ làm giảm cholesterol & giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến gồm lúa mỳ, gạo lứt, yến mạch, diêm mạch, kiều mạch...

5.2. Ăn quả mọng để bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh:

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi đen, mâm xôi... có nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Cụ thể là các chất chống oxy hóa như anthocyanines bảo vệ chúng ta khỏi mất cân bằng oxy hóa hay các chứng viêm nhiễm có khả năng phát triển thành bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn nhiều quả mọng cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5.3. Ăn cá hồi để bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh:

Cá hồi và các loại cá nhiều mỡ khác như cá thu hoặc cá mòi rất tốt cho tim mạch. Mỡ cá chứa hàm lượng omega-3 cao, là loại axit béo có tác dụng làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch và giảm mỡ máu triglycerides. Mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 bữa cá để có trái tim khỏe mạnh.

5.4. Ăn Chocolates đen để bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh:

Ngược lại với quan điểm phổ biến, chocolate đen hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chocolate đen chứa nhiều flavonoid tốt cho hệ tim mạch. Tuy nhiên, chocolate cũng nhiều đường & năng lượng nên có thể hại nhiều hơn lợi. Vì vậy, bạn nên chọn loại chocolate đen chất lượng cao với hàm lượng ca cao từ 70% trở lên & ăn lượng nhỏ để có tác dụng tối ưu cho sức khỏe tim mạch.

5.5. Ăn các loại hạt để bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh:

Các loại hạt chứa nhiều chất xơ tốt cho tim mạch. Hạt cũng chứa nhiều vitamin E có công dụng làm giảm mỡ máu xấu. Hạt óc chó đặc biệt giàu axit béo omega-3 cho chúng ta một trái tim khỏe mạnh.

Ăn gì để hệ tim mạch luôn khỏe mạnh?

Ăn gì để hệ tim mạch luôn khỏe mạnh?

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người ăn hạt hàng ngày có thể trạng săn chắc hơn người khác, và người càng săn chắc nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp.

5.6. Nên ăn hạt gì, ăn bao nhiêu để bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh?

Mặc dù 80% chất béo có trong hạt là chất béo tốt nhưng vẫn có nhiều năng lượng. Vì vậy hạn chế khẩu phần hạt ở mức độ hợp lý là rất quan trọng. Nên ăn hạt thay cho các chất béo bão hòa khác trong thịt hoặc sữa. Bạn có thể ăn một nắm (cỡ 2 thìa) hạt thay cho các thức ăn chứa chất béo bão hòa không lành mạnh khác.

Mỗi tuần nên ăn 4 phần hạt không muối, mỗi phần tương đương 1 nắm hạt hoặc 2 thìa đầy. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu chỉ ăn hạt mà không giảm các thực phẩm chứa chất béo bão hòa không lành mạnh khác sẽ không tốt cho tim mạch.

Bạn có thể ăn bất kỳ loại hạt nào, với điều kiện không bọc đường, chocolate hoặc muối vì sẽ làm mất công dụng của hạt. Các loại hạt thông dụng gồm óc chó, mắc ca, hạnh nhân và hạt dẻ.

5.7. Bổ sung thực phẩm chức năng để bảo vệ và phòng ngừa bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một vấn đề sức khỏe phổ biến và nguy hiểm, nhưng việc bổ sung các thực phẩm chức năng phù hợp có thể giúp bảo vệ và phòng ngừa bệnh tim mạch. Dưới đây là một số thực phẩm chức năng bạn có thể tích hợp vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

  1. Tinh dầu thông đỏ Edally Pine Needle Capsule

  2. Cao hắc sâm Edally Hwa Pyung Sam

  3. Nước hắc sâm tỏi đen Edally Hwa Pyung Sam

  4. Hồng sâm lát tẩm mật ong Edally Hwa Pyung Sam

  5. Nước hồng sâm nhung hươu Edally Hwa Pyung Sam

  6. Tinh chất đông trùng hạ thảo Edally Hwa Pyung Sam

  7. Viên uống Omega-3 Edally BH

  8. Nước uống Beauty Super Collagen Edally

  9. Cà phê thải độc giảm cân Edally Super Slimming Garcinia Coffee

  10. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Edally Healthy Meal

Top những thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

Top những thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Làn Da Khô - Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Làn Da Khô - Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
Da khô là nỗi khổ của rất nhiều người, với việc thường xuyên thô ráp, sần sùi và vào mùa lạnh còn bị bong tróc, căng rát, ngứa ngáy khó chịu. Hơn nữa, da...
Da Nám, Tàn Nhang Phải Dùng Kem Chống Nắng Như Thế Nào? Da Nám, Tàn Nhang Phải Dùng Kem Chống Nắng Như Thế Nào?
Nám da và tàn nhang là một vấn đề về da khá phổ biến tại nước ta, không chỉ ở riêng phái nữ mà rất nhiều cánh mày râu cũng gặp phải. Thông thường nám,...
Giải Pháp Nào Thay Thế Hydroquinone (HQ) Cho Làn Da Thâm - Nám? Giải Pháp Nào Thay Thế Hydroquinone (HQ) Cho Làn Da Thâm - Nám?
Khi da gặp một vấn đề nào đó như mụn, nám, tâm lý chung của chúng ta sẽ tìm mọi cách để điều trị càng nhanh càng tốt. Nhưng đôi khi lại quên mất rằng, làn...
Mùa Đông - Thời Điểm Vàng Để Điều Trị Nám Da Mùa Đông - Thời Điểm Vàng Để Điều Trị Nám Da
Nám da là một tình trạng tăng sắc tố thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ. Dưỡng da đã lâu nhưng có thể bạn chưa biết: Mùa đông chính là thời điểm vàng để...
Hướng Dẫn Chăm Sóc Da Mụn Trong Thời Tiết Hè Nắng Nóng Hướng Dẫn Chăm Sóc Da Mụn Trong Thời Tiết Hè Nắng Nóng
Khi hè đến, trời có nắng và nhiệt độ cao làm cho lượng dầu tiết trên da mặt nhiều hơn mức bình thường vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn tấn công...
Sự Thật Về Viên Uống Chống Nắng Mà Bạn Nên Biết Sự Thật Về Viên Uống Chống Nắng Mà Bạn Nên Biết
Viên uống chống nắng trắng da là dòng sản phẩm thực phẩm chức năng đã có mặt từ rất lâu tại các nước phương tây.
Liệu Có Nên Tự Điều Trị Mụn Tại Nhà Bằng Các Loại Thần Dược Trên Mạng Không? Liệu Có Nên Tự Điều Trị Mụn Tại Nhà Bằng Các Loại Thần Dược Trên Mạng Không?
Trong nhiều năm trở lại đây, dưới sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội việc bạn có thể tìm mua 1 sản phẩm chăm sóc da trên mạng hoặc mọi người truyền...
Vì Sao Work From Home Nhưng Da Vẫn Xấu? Vì Sao Work From Home Nhưng Da Vẫn Xấu?
Work from home (WFH) là hình thức làm việc phổ biến trong thời kỳ đại dịch. Nhiều người cho rằng, WFH là thiên đường khi không phải dành 2 tiếng/ngày để chen...
Những Tổn Thương Da Thường Gặp Khi Mang Khẩu Trang Thường Xuyên Những Tổn Thương Da Thường Gặp Khi Mang Khẩu Trang Thường Xuyên
Các nàng có cảm thấy da mình khô và sần sùi hơn trong thời gian gần đây không? Nguyên nhân rất có thể nằm ở vật “bất ly thân” mới của bạn - chiếc khẩu...
Tiêu Chí Chọn Kem Dưỡng Ẩm Mùa Hanh Khô Cho Các Loại Da Tiêu Chí Chọn Kem Dưỡng Ẩm Mùa Hanh Khô Cho Các Loại Da
Dưỡng ẩm là một trong những bước dưỡng da quan trọng nhất. Vậy bạn đã biết cách chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da mình chưa? Đọc bài viết này để...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon