Huyết áp (HA) bình thường là 120/80. Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp trên (huyết áp tâm thu) khi tim bóp lại thấp hơn 90, và chỉ số huyết áp bên dưới (Huyết áp tâm trương) khi tim thả lỏng ra thấp hơn 60. Nhìn chung, khi Huyết áp dưới 90/60 là thấp.
Lý do tụt huyết áp có rất nhiều, từ thiếu uống nước cho đến các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, cần phải tìm ra lý vì sao huyết áp chúng ta thấp để từ đó có cách phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Chỉ số huyết áp tăng hay giảm phụ thuộc vào sức co bóp của tim, thể tích máu tuần hoàn, độ đàn hồi của mạch máu và nhiều yếu tố khác đi kèm như tâm lý, vận động, ăn uống,…
Nếu tụt huyết áp chỉ xảy ra nhất thời một hai lần thì không đáng lo ngại, tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, lặp lại thường xuyên thì có thể là do một bệnh lý nào đó, dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân gây tụt huyết áp phổ biến:
Là một trong những lý do thường gặp dẫn đến tụt huyết áp. Mất nước dẫn đến lượng thể tích chất lỏng trong cơ thể giảm, dẫn đến thiếu máu bơm lên não, khiến bệnh nhân cảm giác chóng mặt, nhức đầu, hay mệt mỏi. Các triệu chứng dẫn đến mất nước gồm sốt cao độ, ói hay tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều (đi tiểu nhiều lần) khiến cơ thể mất nước đi.
Khi cơ thể bị mất một lượng nước lớn do sốt cao, tiêu chảy, nôn ói kéo dài, bệnh lý tăng tiết mồ hôi, thể tích máu giảm sẽ khiến huyết áp tụt thấp.
Thiếu máu mạn tính do chế độ ăn không đủ, mắc bệnh về máu, sau sinh hoặc mất nhiều máu do phẫu thuật, chấn thương…
Như nhịp tim chậm, suy tim, hẹp/hở van tim… khiến sức co bóp bơm máu của tim yếu.
Tim là máy bơm máy của cơ thể. Các bệnh lý về tim có thể dẫn đến thấp huyết áp, ví dụ như tim đập chậm, máu không bơm đủ đến cơ quan hay hở van tim, khiến cho phần lớn máu khi tim bóp trào ngược trở lại, dẫn đến không có máu bơm xa.
Khi người phụ nữ mang thai, có thêm một hệ tuần hoàn mới để dẫn máu, khiến cho máu ở cơ thể giảm, dẫn đến tụt huyết áp. Sau khi sinh, hiệu tượng tụt huyết áp khi mang thai sẽ trở lại bình thường như trước.
Thường gây hạ huyết áp tư thế khi bạn thay đổi tư thế đột ngột, đứng lên quá nhanh.
Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc hạ áp… có thể gặp tác dụng phụ là tụt huyết áp.
Các tuyến parathyroid , bệnh về tuyến thượng thận (Adrenal insufficiency), bệnh tiểu đường (thấp đường) cũng có thể làm Huyết áp bị thấp. BS sẽ kiểm tra các lab nội tiết cơ bản để xem có mắc bệnh nội tiết dẫn đến thấp huyết áp.
Là một lý do khác dẫn đến tụt huyết áp. Mất máu chút ít thường ít ảnh hưởng đến huyết áp. Khi mất máu nhiều, cơ thể không thể tự cân bằng được, huyết áp sẽ tụt. Vì vậy, mất máu khi tụt huyết áp là dấu hiệu rất nguy hiểm. Mất máu có thể do chảy máu bên trong hay bên ngoài, tổn thương đa cơ quan, hay tai nạn. Cần tìm ra lý do mất máu và cầm máu để giữ huyết áp không bị tụt.
Mất máu do kỳ kinh nhiều cũng có thể dẫn đến tụt huyết áp ở các chị em ra kinh nhiều mỗi tháng. Chữa trị rong kinh, ra kinh nhiều sẽ cải thiện tình trạng tụt huyết áp.
Sốc phản vệ cũng có thể khiến huyết áp bị tụt nhanh, nhất là khi kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác như khó thở, môi sưng, đường thở bị sưng, kèm theo các nổi mẫn trên da. Sốc phản vệ do các mạch máu thình lình bị giãn nở, khiến huyết áp bị tụt.
Khi cơ thể bị nhiễm trùng toàn thân, các mạch máu có thể bị giãn ra dẫn đến tụt huyết áp nhanh.
Thiếu dinh dưỡng: thiếu vitamin B12, folate, và sắt cũng có thể khiến bệnh nhân không tạo ra đủ hồng huyết cầu, dẫn đến bị thiếu máu, và tụt huyết áp.
Ăn thức ăn quá lạt (thiếu muối, hyponatremia) cũng có thể dẫn đến mất nước và tụt huyết áp
Đo huyết áp dùng dụng cụ đo quá lớn trên bệnh nhân có dáng người nhỏ (tay nhỏ, chân nhỏ) cũng có thể cho ra số huyết áp thấp mặc dù bệnh nhân không hề có triệu chứng.
Ngoài các lý do nêu trên, các thuốc dưới đây cũng có thể dẫn đến tụt huyết áp. Qúy vị cẩn thận khi uống các loại thuốc này và nhớ đo huyết áp thường xuyên sau khi uống. Nhớ nói cho BS biết các thuốc nào mình đang dùng nếu bị tụt huyết áp.
Thuốc lợi tiểu (water pill) như Furosemide (Lasix), Hydrochlorothiazide (Microzide).
Thuốc block Alpha như Prazosin chữa trị bệnh tuyến tiền liệt.
Thuốc block Beta như Atenolol hay Propranolol, ức chế nhịp tim, dẫn đến tụt huyết áp.
Thuốc Parkinson như Pramipexole hay các thuốc Levodopa (có chứa chất Dopamine).
Các thuốc chống trầm cảm như Tricyclic antidepressant, Doxepin, và Imipramine.
Thuốc chữa trị yếu sinh lý như Sildenafil (Viagra) hay Tadalafil (Cialis). Các thuốc này càng dễ làm tụt huyết áp khi kết hợp với các thuốc chữa đau ngực nhói tim như Nitroglycerin.
Các thuốc chữa cao huyết áp khi dùng quá liều như Amlodipine, Losartan, hay Clonidine.
Đây là một bệnh hay gặp ở nhiều người, nhất là với người lớn tuổi trên 70 tuổi. Triệu chứng là huyết áp bị tụt đột ngột, giảm đến 20 mm Hg khi bệnh nhân thay đổi vị trí, thường là khi bệnh nhân đứng dậy hay ngồi dậy. Khi bệnh nhân đứng dậy, máu chạy tụ về dưới thân do ảnh hưởng của trọng lực. Ở người bình thường, các mạch máu sẽ tự động co thắt, tim sẽ tăng nhịp bơm thêm máu, làm giảm hiện tượng máu chạy tụ về phần dưới cơ thể. Vì vậy, máu vẫn đủ cung cấp lên não hay các cơ quan phần trên.
Với người bị hội chứng tụt huyết áp do đổi tư thế, máu không được giữ lại phần trên cơ thể, chạy tụ về phía chân, khiến bệnh nhân không đủ máu lên não, cảm giác chóng mặt, nhức đầu, và nặng hai chân.
Tụt huyết áp do đổi tư thể cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân có các bệnh về tim mạch.
Khi bị tụt huyết áp với các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, ói mửa, mất tập trung, đổ mồ hôi, quý vị cần ngồi xuống hay nằm nghỉ, gọi hay 115 ngay nếu kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác như khó thở, môi tím tái (gợi ý thiếu oxy).
Tụt huyết áp quá nhanh có thể dẫn đến shock, gồm các triệu chứng lạnh người, tím tái toàn thân, tim đập nhanh, mạnh yếu. Trường hợp này cần phải gọi 115 ngay lập tức và cần được chữa trị theo dõi trong ICU.
Nếu chỉ bị thấp huyết áp không có triệu chứng hay có triệu chứng nhẹ, quý vị cũng cần phải gặp BS ngay để tìm ra ly do. Trong nhiều trường hợp, thấp huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, như bị tổn thương thận cấp tính hay tổn thương tim dẫn đến trụy tim nếu như không chữa trị kịp thời.
Lưu ý là mất nước do quá nóng (khi chạy Marathon) hay tắm trong bồn nước nóng cũng có thể dẫn đến tụt huyết áp. Khi đó, chỉ cần nghỉ và từ từ uống bù nước bị mất thì huyết áp sẽ tăng trở lại.
BS sẽ tìm ra lý do vì sao bị tụt huyết áp. Tùy vào lý do mà BS sẽ có cách chữa trị cụ thể. Thường tụt huyết áp kèm triệu chứng cần chữa trị trong khi huyết áp thấp, ổn định lâu dài, có thể không cần chữa trị. Một số quý vị có dáng người nhỏ, đo huyết áp có thể thấp. Vì vậy, chọn đúng dụng cụ đo huyết áp để có kết quả chính xác.
Trong trường hợp thấp huyết áp không có lý do, BS sẽ cho quý vị uống thuốc khi huyết áp bị tụt thường xuyên với triệu chứng. Các thuốc BS thường cho bệnh nhân thường xuyên tụt huyết áp uống là Midodrine (Orvaten). Trong trường hợp thấp huyết áp do đổi vị trí, BS có thể cho quý vị uống thuốc Fludrocortisone để tăng dung tích máu, làm giảm khả năng máu bị tụ về phần dưới cơ thể.
Bác sỹ sẽ khuyên quý vị uống nước đầy đủ. Trong trường hợp thiếu muối, quý vị có thể ăn thêm chút vị mặn để giữ nước, và giữ huyết áp không bị tụt.
Chú ý đến thay đổi vị trí như từ nằm lên ngồi. Quý vị thay đổi vị trí từ từ, không làm nhanh đột ngột, giúp cho cơ thể có thêm thời gian hiệu chỉnh, không làm giảm máu đột ngột lên não.
Đem vớ ép (compression stock) tĩnh mạch giúp giữ máu chạy lên phần trên cơ thể. Lưu ý là quý vị đừng mang vớ ép chân quá chật, có thể làm tổn thương da và các mạch máu.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp mạch máu săn chắc, co dãn phù hợp, giúp bảo vệ huyết áp ổn định. Khi huyết áp bị thấp, quý vị có gắng tập thể dục thường xuyên để tăng nhịp tim và tăng khả năng tuần hoàn máu.
Ngủ đủ giấc khiến cho huyết áp ổn định.
Huyết áp thấp là một chỉ số nguy hiểm. Có nhiều bệnh hay lý do có thể dẫn đến huyết áp thấp.
Huyết áp thấp có thể dẫn đến chóng mặt, té ngã, ngất xỉu, hay các biến chứng khác nguy hiểm hơn như tổn thương não hay tổn thương tim thận.
Chữa trị Huyết áp bắt đầu bằng cách đo Huyết áp đúng cách và tìm ra lý do vì sao Huyết áp bị thấp.
(trích: Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa kỳ).
Tụt huyết áp sau ăn là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở người già hoặc người bệnh huyết áp thấp, điều này xảy ra do máu tập trung đến đường tiêu hóa sau khi ăn đã gây thiếu máu não tạm thời, dẫn đến hiện tượng chóng mặt, choáng váng.
Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Tránh ăn quá no.
Tránh vận động ngay sau ăn, nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau mỗi bữa ăn.
Uống 1 cốc nước trước khi ăn.
Thực hiện chế độ ăn low-carbs (hạn chế đường và tinh bột tinh chế).
Mùa hè ra nhiều mồ hôi dễ gây mất nước dẫn đến tụt huyết áp, do đó cần chú ý bổ sung đủ nước để bù lại lượng chất dịch bị mất. Nước còn giúp làm mát cơ thể, giảm bài tiết mồ hôi.
Mỗi ngày bạn nên uống tối thiểu 1.5 - 2 lít nước, uống thường xuyên kể cả khi không thấy khát, nhất là khi lao động, tập thể thao.
Các loại đồ uống chứa cồn có thể gây tụt huyết áp do làm tăng tốc độ mất nước khỏi cơ thể. Do đó, hãy hạn chế rượu bia để phòng tránh tụt huyết áp.
Tránh đi ra ngoài đường khi trời nắng. Không ở quá lâu ngoài nắng, cứ khoảng 30 phút – 1 tiếng nên tìm nơi nhâm mát nghỉ ngơi, lấy lại sức. Nếu bắt buộc phải làm việc ngoài trời, bạn nên chuẩn bị quần áo, kính, khẩu trang, mủ nón chống nắng đầy đủ và nhớ mang theo nước để uống.
Tăng cường thực phẩm tốt cho máu như bí đỏ, rau lá màu xanh đậm, cá, thịt đỏ, hải sản, … để thúc đẩy tạo máu. Nếu bị huyết áp thấp có thể ăn mặn hơn và ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày.
Tập thể thao giúp máu lưu thông tốt hơn, tim co bóp khỏe hơn, và ổn định huyết áp hiệu quả. Bạn nên lưu ý: Tránh tập ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, không tập quá gắng sức, uống nước thường xuyên khi tập...
Tụt huyết áp khiến bạn đột ngột rơi vào tình trạng chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng không kiểm soát, lúc này nguy cơ gặp phải chấn thương do té ngã sẽ rất cao.
Vã mồ hôi lạnh.
Da tái nhợt.
Mạch đập nhanh và yếu.
Thở nhanh và nông
Lơ mơ, lú lẫn.
Mất ý thức.
Ngất xỉu dẫn đến hôn mê sâu....
Lúc này cần khẩn trương đưa người bệnh đến bệnh viện, vì nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Tụt huyết áp xảy ra khi mức huyết áp của bạn giảm xuống thấp dưới 90/60 mmHg (huyết áp tâm thu dưới mức 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg). Khi đó áp lực máu trong động mạch giảm thấp, không đủ khả năng để đưa máu từ tim đi tới các cơ quan, đặc biệt là những cơ quan ở vị trí cao hơn tim như não bộ.
Lưu lượng máu tới não bị giảm sút trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh, dẫn tới đau đầu, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ. Khi lượng máu tới não bị giảm sút nghiêm trọng, đột ngột có thể gây ra co giật.
Cơn co giật do tụt huyết áp nếu xảy ra trong lúc bạn đang hoạt động như lái xe, làm việc trên cao, leo cầu thang… thì có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm, dẫn tới chấn thương, tử vong hoặc tàn phế.
Tình trạng co giật lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể để lại những tổn thương khó hồi phục cho các tế bào não, làm phát triển bệnh động kinh.
Ngồi hoặc nằm ngay xuống và kê hai chân cao hơn đầu để tăng lưu lượng máu lên não.
Uống ngay một cốc nước sâm, 1 viên Tinh dầu thông đỏ, trà gừng, nước nho, nước muối hoặc hai cốc nước lọc để cân bằng lại thể tích máu.
Dùng tay day nhiều lần vào hai huyệt thái dương (hai huyệt nằm ở cuối mi mắt) hoặc vuốt trán từ giữa trán sang hai bên đến huyệt thái dương.
Nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng cải thiện, sau đó từ từ ngồi dậy, vận động nhẹ tay chân vài phút rồi mới đứng dậy.
Hạn chế những thực phẩm dễ gây tụt huyết áp như: Rượu bia và đồ uống có cồn; tinh bột và carbohydrate tinh chế (gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây); cần tây, cà chua, táo mèo, sữa ong chúa,…
Không nên ăn quá no hoặc vận động mạnh ngay sau bữa ăn vì có thể gây tụt huyết áp sau ăn. Chia nhỏ bữa ăn từ 3 bữa lớn thành 5 - 6 bữa nhỏ để hạn chế hiện tượng này.
Tăng lượng muối ăn để cải thiện huyết áp, nhưng không ăn quá 5g muối/ngày, và nếu mắc bệnh tim hoặc thận thì nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi thực hiện.
Uống đủ 1.5 - 2 lít nước/ngày, bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể, chú trọng những thực phẩm bổ máu như trứng, hải sản, rau lá xanh đậm, thịt bò, thịt lườn gà, đậu nành, bí đỏ…
Hạn chế tối đa việc thay đổi tư thế đột ngột, khi muốn đứng dậy bạn nên nhẹ nhàng điều chỉnh tư thế của mình thật chậm rãi để không bị tụt huyết áp tư thế.
Không nên đứng hoặc ngồi yên tại một chỗ quá lâu vì có thể gây tụt huyết áp đột ngột.
Không nên tiếp xúc lâu với nước nóng, hạn chế việc tắm, ngâm mình trong nước nóng hoặc xông hơi.
Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày, điều này rất quan trọng vì sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và ổn định huyết áp.
Nếu bị hạ huyết áp tư thế nên sử dụng thêm vớ nén y khoa và kê cao đầu giường khi ngủ.
Sử dụng đều đặn 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule / ngày vào buổi sáng và tối sau ăn 30 phút. Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule giúp thông huyết mạch, đánh tan mỡ máu, cục máu đông và các mảng xơ vữa, bảo vệ thành mạch đối với cả các mao mạch mà cho đến nay các can thiệp của tây y vẫn còn nhiều hạn chế. Từ đó giúp máu lưu thông tốt để mang oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể.
Ăn quá no, vận động ngay sau khi ăn.
Ăn uống không điều độ, bỏ bữa, kiêng khem quá mức.
Uống ít nước, sử dụng nhiều rượu bia.
Ít vận động thể chất, lười tập thể dục.
Thay đổi tư thế đột ngột, đứng lên ngồi xuống nhanh.
Tắm nước nóng lâu.
Bên cạnh những thực phẩm tốt, cũng có một số loại đồ ăn mà người bị huyết áp thấp cần hạn chế dùng thường xuyên vì có thể khiến huyết áp tụt thấp hơn và làm nặng thêm các triệu chứng bệnh, đặc biệt là:
Carbonhydrat đã tinh chế được cơ thể tiêu hóa nhanh, dễ gây hiện tượng hạ huyết áp sau ăn. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm giàu carbonhydrat tinh chế như khoai tây, gạo trắng, mì ống, bánh mì,… và thay thế bằng ngũ cốc nguyên cám. Đồng thời, nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports năm 2016 cho thấy, một số loại protein trong sữa ong chúa có thể gây giãn mạch máu, làm hạ huyết áp. Mặc dù rất giàu dưỡng chất và năng lượng, nhưng sữa ong chúa lại là thực phẩm cấm kỵ đối với người bệnh huyết áp thấp.
Cồn có thể gây mất nước, giãn mạch dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp đột ngột. Người bệnh huyết áp thấp cần tránh sử dụng rượu, bia và các loại đồ uống có cồn. Nên thay thế chúng bằng nước lọc hoặc một số thức uống khác có tác dụng điều hòa huyết áp tốt như trà cam thảo, trà húng quế,…
Kali làm tăng đào thải natri qua thận, kéo theo mất nước, giảm thể tích máu trong cơ thể, dẫn đến hạ huyết áp, đặc biệt là sau bữa ăn. Những thực phẩm có hàm lượng kali cao và nghèo natri như chuối, bơ, cà rốt, rau diếp cá, mướp đắng,… sẽ không phù hợp với người huyết áp thấp.
Cà chua cũng là thực phẩm không tốt đối với người bệnh huyết áp thấp. Bởi cà chua rất giàu licopen, hoạt chất này đã được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp, gây triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… khi ăn quá thường xuyên.
Với mỗi bệnh lý thì hướng khắc phục sẽ khác nhau, do đó, người bệnh không nên chủ quan, hãy sớm đi thăm khám để được đánh giá đúng bệnh và có hướng khắc phục phù hợp.
Nếu bạn cần được tư vấn thêm về bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp và cách phòng ngừa biến chứng của bệnh, hãy liên hệ đến Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH qua Hotline/zalo: 0902.158.663 để được tư vấn hỗ trợ.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com