Tỷ lệ đau nhức xương khớp ở người cao tuổi lên đến 60%. Triệu chứng thường gặp bao gồm: đau nhức toàn thân, đau cột sống thắt lưng, đau các khớp hay cử động hoặc đau nhức dây chằng và cơ bắp... Tình trạng này thường kéo dài, đôi khi đi kèm với sưng tấy, tê mỏi, nóng rát ở các khớp ngoại biên hoặc mất cảm giác ở chân, tay và gây khó khăn khi hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Khi bị đau xương khớp, người cao tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và phải thường xuyên nhờ tới sự hỗ trợ của người khác. Dần dần, họ sẽ nảy sinh tâm lý buồn phiền, ngại vận động, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Nếu kéo dài, đau xương khớp sẽ ngày một nặng hơn và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, loãng xương, thoái hóa xương, thậm chí ung thư xương. Đồng thời, việc ít vận động còn tăng nguy cơ mắc các bệnh: mỡ trong máu, tiểu đường, sa dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người già bị đau nhức xương khớp và tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bạn sẽ có hướng điều trị phù hợp. Vậy có cách phòng ngừa triệu chứng đau nhức xương khớp không?
Mức độ lão hóa của hệ cơ xương khớp ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc đau nhức xương khớp sẽ tăng dần theo độ tuổi cho đến khi đạt được giá trị cân bằng ở khoảng 65 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân mắc các cơn đau nghiêm trọng có thể gây tàn phế vẫn tiếp tục tăng.
Tuổi tác cũng khiến sụn bên trong khớp trở nên mỏng hơn và làm thay đổi các thành phần của sụn, từ đó khiến các khớp kém đàn hồi, dễ bị tổn thương và góp phần hình thành thoái hóa khớp ở người cao tuổi.
Không chỉ có khớp, các sợi cơ cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa. Sự mất cơ bắt đầu xuất hiện từ khoảng 30 tuổi. Trong quá trình này, số lượng mô cơ cũng như số lượng và kích thước các sợi cơ sẽ giảm dần. Sự mất cơ làm tăng áp lực lên các khớp, khiến người lớn tuổi dễ bị viêm khớp hoặc té ngã. Ngoài ra, tính toàn vẹn của các cấu trúc bên trong đĩa đệm cũng giảm đáng kể khi ta già đi, về lâu dài có thể dẫn đến giảm chiều cao đĩa đệm và xẹp đốt sống.
Tất cả các tình trạng trên, bao gồm cả thoái hóa khớp, viêm khớp, té ngã, mất cơ… đều có thể gây đau nhức xương khớp ở người già.
Bên cạnh quá trình lão hóa, những thay đổi liên quan đến hormone, đặc biệt là hormone sinh dục, cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý của hệ xương. Ở phụ nữ, sự suy giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến xương, cơ, dây chằng, collagen, sụn, màng hoạt dịch và bao khớp. Tình trạng này còn gây mất xương nghiêm trọng ở cả xương xốp và xương đặc. Đây là do tế bào hủy xương osteoclast sẽ được giải phóng khỏi sự ức chế của estrogen, từ đó làm tăng quá trình hủy xương tổng thể. Sự hủy xương quá mức dẫn đến giảm khối lượng và sức mạnh của xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương. Ở nam giới, sự suy giảm nội tiết tố nam cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự.
Hormone sinh dục không những đóng vai trò trong sự phát triển các cơn đau nhức xương khớp mạn tính ở người già mà còn ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của họ với các cơn đau, đặc biệt là ở nữ giới.
Cùng với quá trình lão hóa, thể tích và khối lượng xương sẽ suy giảm ở cả hai giới, thường biểu hiện bởi tình trạng loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Ở giai đoạn đầu, quá trình mất xương không biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt. Nhưng khi xương suy yếu, bạn có thể bị đau lưng dữ dội do gãy hoặc xẹp đốt sống. Các cơn đau này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc đi bộ và giảm nhẹ khi nằm nghỉ. Không những vậy, bệnh nhân loãng xương cũng rất dễ bị gãy xương, ngay cả khi thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày.
Các bệnh lý đi kèm liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim sung huyết có thể gây hạn chế vận động, dẫn đến suy giảm chức năng của cơ và gân, do đó làm trầm trọng thêm những tổn thương đã xảy ra trên hệ cơ xương khớp. Bệnh Parkinson cũng có thể gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở người già, biểu hiện bởi các triệu chứng như:
Chuột rút.
Căng cứng ở nhiều vị trí như cổ, lưng và chân.
Đau âm ỉ ở đầu và cổ.
Loạn trương lực cơ, đặc biệt ở bàn chân.
Đau thần kinh gây đau rát, ngứa ran hoặc tê bì.
Ngoài ra, các bệnh lý khác ở người cao tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh thận có thể gây hạn chế các chức năng bình thường. Những vấn đề này khiến việc điều trị các triệu chứng cơ xương khớp trở nên phức tạp hơn.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tình trạng đau nhức xương khớp mạn tính ở người già có liên quan đến sự suy giảm chức năng thể chất và từ đó gây hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày. Theo đó, các cơn đau nhức xương khớp được cho là có liên quan mật thiết đến sự suy giảm khả năng giữ thăng bằng ở người trên 75 tuổi. Ở độ tuổi này, khả năng duy trì tư thế đứng thẳng của bệnh nhân sẽ kém ổn định do nhiều yếu tố khác nhau, đa số là do suy giảm các chức năng ở thị giác, thính giác, tiền đình, cơ xương khớp và hệ thần kinh trung ương.
Ngoài các yếu tố kể trên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tình trạng đau nhức xương khớp ở người già còn có thể liên quan đến vấn đề tâm lý hoặc do mức độ hoạt động thể lực thấp…, cụ thể:
Do cơ thể thiếu một số nguyên tố, khoáng chất cần thiết như canxi, kali, vitamin D, vitamin nhóm B… Trường hợp này hay gặp ở trẻ em, phụ nữ mang thai, những người thể lực kém, gầy yếu.
Do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép khiến cho khí huyết bị ứ trệ, kém lưu thông.
Thời tiết thay đổi liên tục, biên độ tăng/ giảm nhiệt lớn (đặc biệt là khi trời chuyển lạnh đột ngột) có thể khiến xương khớp bị nhức mỏi. Nguyên nhân là do khi trời lạnh sẽ làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các khác, màng hoạt dịch và sụn khớp, làm xuất hiện cảm giác đau nhức.
Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực đè lên xương khớp, làm đau nhức các khớp.
Các bệnh lý liên quan tới cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm cơ, viêm xương, thoái hóa cột sống…
Các bệnh về rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa đái tháo đường thường hay dẫn tới suy tĩnh mạch, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ, các khớp, gây nên đau nhức xương khớp.
Tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ cao nhưng thiếu sự khởi động kỹ càng sẽ có tác dụng ngược không tốt lên xương khớp, dễ dẫn tới chấn thương, chuột rút, đau nhức các khớp.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người già dễ bị đau nhức xương khớp hơn người trẻ. Khi tuổi tác càng tăng, bạn nên đặc biệt chú ý đến vấn đề cơ xương khớp để sống khỏe mạnh hơn.
Để phòng ngừa triệu chứng đau nhức xương khớp người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Lựa chọn chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ, xương khớp được thư giãn, tránh làm việc quá sức, sai tư thế, mang vác vật nặng thường xuyên để giảm các cơn đau.
Trước khi chơi các môn thể thao, tập yoga hay aerobic, nên khởi động thật kỹ để tránh căng cơ, giãn cơ, bong gân, trật khớp…
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, các vitamin thuộc nhóm B, protein cùng các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp như Canxi, magie, sắt, photpho...
Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá.
Bổ sung Thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp như: Glucosamine, Collagen…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/glucosamine-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com